Xem Công văn sổ 1697-VPCP-KG của Văn phịng Chính phủ, ngày 30/3/2007 Công văn này trên thực tế đã sửa đổi trên cơ sở hồi tố đối vớ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 83 - 87)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

2. Xem Công văn sổ 1697-VPCP-KG của Văn phịng Chính phủ, ngày 30/3/2007 Công văn này trên thực tế đã sửa đổi trên cơ sở hồi tố đối vớ

30/3/2007. Công văn này trên thực tế đã sửa đổi trên cơ sở hồi tố đối với Nghị định 89/2006/NĐ-CP bằng cách cho phép kéo dài hiệu lực của Quy

chế ghi nhãn hàng hóa được ban hành kèm theo Quyết định số

178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ đã bị bãi bỏ theo Nghị định trên "thêm 6 tháng kể từ ngày 13/3/2007".

XÂY DựNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

Thứ hai, bộ pháp điển phải có hiệu lực pháp luật và là nơi để

tìm kiếm tồn bộ quy phạm pháp luật hiện đang được áp dụng tại Việt Nam. Bộ pháp điển phải thay thế các văn bản đã được pháp điển. Khi có hiệu lực, bộ pháp điển được công bố (bản in và bản điện tử) sẽ là nguồn văn bản chính thức bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Sau đỏ, mọi thay đổi sẽ được thực hiện dưới hình thức sửa đổi, bổ sung bộ pháp điển thay vì sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác đã được pháp điển hóa. Sau khi bộ pháp điển có hiệu lực, việc sửa đổi, bổ sung bộ pháp điển phải được thực hiện bằng một văn bản quy phạm pháp luật - tức là không được sửa đổi bộ pháp điển bằng công văn hay văn bản khác mà không phải là văn bàn quy phạm pháp luật - và mọi văn bản quy phạm pháp luật mới đều phải được ban hành dưới hình thức là sửa đổi đối với bộ pháp điển. Các quy tắc này rất quan trọng nếu muốn việc pháp điển hóa có thể giúp được Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề của rừng văn bản nêu trên.

Thứ ba, Việt Nam nên xem xét một hệ thống pháp điển hóa

thống nhất để tạo ra một bộ pháp điển duy nhất bao gồm cả luật, pháp lệnh do Quốc hội ban hành và các văn bản pháp luật liên quan

do Chính phủ, các bộ ngành ban hành. Việc này hồn tồn khả thi do tính thống nhất giữa ngành hành pháp và lập pháp của Việt Nam và thực tế cơ quan ban hành văn bản thực thi thường là các cơ quan dự thào văn bản luật và pháp lệnh trình Quốc hội, Nghị định và Quyết định trình Chính phù/Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi cho rằng, một hệ thống hợp nhất duy nhất sẽ dễ dàng hơn cho người sử dụng luật và các quy định và giảm nguy cơ có các quy định mâu thuẫn giữa các văn bản đó với nhau. Bằng cách áp dụng một quy trĩnh pháp điển đồng thời luật và các quy định, các cán bộ pháp điển hóa

sẽ rà sốt cả luật và các quy định và pháp điển các quy định nhất

*

quán trong bộ pháp điên.

Phần thứ tư. Định hưởng hồn thiện..■

Thứ tư, vai trị sự lãnh đạo là cực kỳ quan trọng để bào đảm

pháp điển hóa thành cơng. Ở Pháp, Thủ tướng là nguời đứng đầu ủ y ban Pháp điển hóa. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống lãnh đạo sát sao việc soạn thảo CFR thông qua việc phê chuẩn văn bản hướng dẫn pháp điển hóa và u cầu cơng bố CFR trên một số đặc biệt của Công báo Liên bang. Ở Việt Nam, với sự lãnh đạo thống nhất, chúng ta hoàn tồn có thể đạt được mục tiêu như được thể hiện trong quy định về pháp điển hóa trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, để có thể huy động các cơ quan thực hiện việc pháp điển hóa thành cơng, sẽ cần phải có sự quan tâm và ủng hộ của những người đứng đầu của quốc gia bao gồm Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, các bộ trưởng và cán bộ lãnh đạo của mọi cơ quan ban hành và soạn thảo văn bản.

Thứ năm, việc tập trung chi đạo và chiín mơn đóng một vai

trị quan trọng trong thành công về pháp điển hóa thành cơng tại Hoa Kỳ và Pháp. Một trung tâm chi đạo đầy quyền lực như ủ y ban Pháp điển hóa của Pháp hay Ban Pháp điển của Hoa Kỳ và một trung tâm chuyên môn như Công báo Liên bang Hoa Kỳ là rất cần thiết để thúc đẩy chương trình pháp điển hóa và bảo đảm chuyên mơn kỹ thuật cho tồn bộ hệ thống. Việt Nam có thể xem xét việc lập một Ban Chỉ đạo Quốc gia về Pháp điển hóa cấp cao với sự tham gia của các thành viên cấp cao của Quốc hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giám sát q trình pháp điển hóa. Một điều khơng kém phần quan trọng là nên xem xét việc thành lập cơ quan pháp điển trên cơ sở giao cho một cơ quan đã được thành lập hoặc thành lập một cơ quan mới. Cơ quan này nên bao gồm các chuyên gia pháp điển hóa giịi nhất của Việt Nam.

Thứ sáu, phân cấp thẩm quyền pháp điển hóa cho mọi cơ quan

ban hành văn bản là một việc làm hết sức quan trọng. Khơng có

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

cách nào để có thể hồn thành CFR trong vòng 1 năm như ở Hoa Kỳ nếu khơng có sự tham gia nhiệt tình của mọi cơ quan chính phủ. Các cơ quan này sẽ biết rõ nhất các luật mà họ đang thực thi và các văn bản pháp luật chính họ ban hành, và họ nên được giao trọng trách pháp điển các quy định của chính mình trong bộ pháp điển và trong tương lai là cơ quan cập nhật này với sự hỗ trợ của cơ quan pháp điển. Pháp cũng giao nhiệm vụ pháp điển hóa cho các cơ quan ban hành văn bản cùa chính phủ.

Thứ bảy, việc quy định thời hạn chặt chẽ và đảm bảo việc nộp bộ pháp điển đúng thời hạn là rất quan trọng để bảo đảm việc pháp

điển hóa thành cơng, nhanh chóng và tồn diện như trong trường hợp CFR của Hoa Kỳ. Với tốc độ ban hành 4.400 văn bản/năm, cần phải tiến hành pháp điển hóa trong một thời gian ngắn - có thể là khơng dài hom một năm. Kéo dài thêm mỗi năm nghĩa là lại có thêm 4.400 văn bản được ban hành, và chúng phải được pháp điển hóa. Càng nhanh chóng hồn tất việc pháp điển hóa, thì càng ít văn bản phải pháp điển hóa vào Bộ Pháp điển đầu tiên. Phiên bản đầu tiên của CFR được ban hành năm 1939 vói 15 tập Văn bản quy định chính quyền liên bang. Ngày nay, sau 70 năm, CFR hiện có trên 200 tập. Mục tiêu nên đặt ra là phải pháp điển hóa, tồn diện,

đồng thời và nhanh chóng. Bộ pháp điển có thể khơng mang hồn hảo ngay, tuy nhiên, nó phải hồn thiện ở mức cao nhất có thể. Sau đó, theo thời gian, có thể chinh sửa để hoàn thiện bộ pháp điển bằng cách gộp chung các quy định về các vấn đề cụ thể tương tự, phát hiện và loại bỏ các quy định không nhất quán, chồng chéo, khe hở bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi nếu

'

Thứ tám, nên bố trí đủ nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động pháp điển hóa. về tài chính, theo một nghiên cứu do Bộ Tư pháp, UNDP và ƯSAID tiến hành, chi phí pháp điển hóa chưa đến

1% lợi ích đem lại1. Việt Nam sẽ tiết kiệm được chừng 160 triệu USD mỗi năm nếu áp dụng cách pháp điển hóa như CFR của Hoa Kỳ để pháp điển hóa cả luật và các quy định ở Việt Nam. Khoản tiết kiệm này gần bằng 30% tổng số thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam trong năm 2008. Có lẽ khó có một khoản đầu tư cơng nào lại có thể đem lại sinh lời cao như vậy. Việc pháp điển hóa thành cơng cũng cần phải có đủ nguồn nhân lực gồm một Ban chỉ đạo Quốc gia, cơ quan pháp điển, trưởng ban pháp điển hóa ở mỗi bộ ngành, và đủ cán bộ tại bộ ngành tham gia tích cực vào pháp điển hóa. Tuy nhiên, thời gian và cơng sức để pháp điển hóa sẽ đem lại lợi ích cao hơn nhiều do hệ thống pháp luật chắc chắn và dễ sử dụng hơn rất nhiều cho mọi đối tượng như những nhà làm luật, cán bộ nhà nước, nhà đầu tư, luật sư, các cơ quan, tổ chức và công chúng.

3.2. Nghiên cứu, triển khai có hiệu quả việc áp dụng RIA

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)