III. KINH NGHỆM QUỐC TỂ VỀ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, ĐÔNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ
2. Giải thích pháp luật
Lịch sừ nhà nước và pháp luật đã chứng minh tập quán pháp và tiền lệ pháp là các hình thức đầu tiên của pháp luật. Do vậy, với tiền đề là việc làm rõ những thủ tục trong các nghi thức cộng đồng, nghi lễ tôn giáo thông qua các nhà tư tế và thủ lĩnh tơn giáo thì cùng với sự ra đời của pháp luật, giải thích pháp luật đầu tiên là giải thích tập quán pháp được thực hiện bởi các triết gia và nhà chính trị học. Giải thích pháp luật thành văn đầu tiên được biết đến thơng qua giải thích của các nhà chính trị Hy Lạp cổ đại1.♦
Khái niệm giải thích pháp luật chỉ thật sự ừở thành một thuật ngữ xã hội - pháp lý trong thời kỳ tư sản. Theo đó, giải thích pháp
1. Nguyễn Như Phát, "Giải thích pháp luật tại Việt Nam - cơng cụ đảm bảotính minh bạch của pháp luật", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về giải thích pháp tính minh bạch của pháp luật", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về giải thích pháp
luật cùa Dự án JOPSO, 2008.
Phần thứ ba. Yêu cầu về tính thống nhất...
luật được hiểu là việc làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật; là nhằm xây dựng lại ý tưởng mà tác giả mong muốn truyền đạt qua các quy định của văn bản pháp luật đó1. Hoặc xét về thực chất, giải thích pháp luật là việc xác định nội dung và phạm vỉ áp dụng của văn bản hay một quy định cụ thể của văn bản đó2.
Như vậy, giải thích pháp luật được hiểu là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích các quy định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống nhất.
Tuy nhiên, pháp luật với vị trí và vai trị vốn cỏ của nó là một cơng cụ chủ yếu cùa nhà nước để quản lý nhà nước và xã hội. Các quy định của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một định hướng nhất định. Thông qua việc đặt ra, thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật, sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể pháp luật. Do đó, việc hiểu đúng, đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật theo nội dung và ý nghĩa vốn có của nó để thực thi và áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh và có hiệu quả là một yêu cầu khách quan và cần thiết của bất cứ một hệ thống pháp luật nào. Chính vì vậy, việc giải thích pháp luật khơng thể "bng lỏng", tức là không thể mặc nhiên thừa nhận hoặc công nhận kết quả của mọi hoạt động giải thích pháp luật đều là pháp luật, được thực thi và bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Bởi nếu bất cứ kết quả giải thích pháp luật nào cũng đều được cơng nhận thì chắc
1. Hoàng Văn Tú, "Thẩm quyền của ủ y ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh", Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 5/2002. thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh", Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 5/2002.
2. Nguyễn Văn Thuận, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Cơ sở lý luận và thực tiên của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của ủ y ban thực tiên của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của ủ y ban thường vụ Quốc hội", Hà Nội, 1999, tr. 3.
XÂY DỰNG HỆ THỒNG PHÁP LUẬT...
chắn mỗi chù thể sẽ giải thích một kiểu, theo nhận thức, trình độ chun mơn, vị trí, địa vị xã hội và lợi ích của mình. Điều này sẽ làm cho hệ thống pháp luật rối tung và trật tự xã hội bị đảo lộn, không thể quản lý.
Để khắc phục tình trạng đó, pháp luật các nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đều ghi nhận hoặc thừa nhận những hoạt động giải thích nào là giải thích chính thức, hợp pháp và có giá trị pháp lý. Một cách thức phổ biến được áp dụng đó là các nhà nước đã dùng quyền lực nhà nước để thu hẹp phạm vi của các chủ thể trong hoạt động giải thích, đồng thời xác định hình thức, giá trị pháp lý của kết quả giải thích và luật định về trình tự, thủ tục trong giải thích pháp luật. Nói cách khác, hoạt động giải thích pháp luật đã
được thiết lập để trở thành một thẩm quyền của một chủ thể nhất định mang quyền lực nhà nước.
Như vậy, giải thích pháp luật là một hoạt động tất yếu, đóng vai trị quan trọng trong việc đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống và mọi nhà nước đều phải thực hiện. Nhưng quan điểm và cách thức giải thích pháp luật khơng phải lúc nào cũng thống nhất mà hình thành nên nhiều trường phái khác nhau xung quanh việc giải thích pháp luật. Các trường phái đều sử dụng phương pháp logic, phương pháp giải thích về mặt văn phạm, phương pháp giải thích chính trị - lịch sử, phương pháp giải thích hệ thống1 để làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp luật. Nhưng trong trường hợp phương pháp giải thích chính trị - lịch sử và phương pháp giải thích về mặt văn phạm cho kết quả trái ngược thì
sẽ sử dụng phương pháp nào.
Các luật gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa thường coi trọng văn bản quy phạm pháp luật và nhấn mạnh kết quả giải thích
1. Nguyễn Minh Đoan, "về cách thức giải thích pháp luật ờ nước ta hiện nay", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2003. nay", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2003.
Phần thứ ba. Yêu cầu về tính thống nhất...
theo phương pháp văn phạm. Các luật gia theo hệ thống luật Anh - Mỹ, quan niệm rằng giải thích các quy phạm pháp luật phải nhằm đạt được mục đích điều chỉnh. Vì vậy, nếu việc giải thích theo phương pháp văn phạm dẫn đến một kết quả hoàn tồn khơng phù hợp với thực tại xã hội thì sẽ khơng đạt được mục đích điều chỉnh và sẽ không được sử dụng. Với quan niệm trên, các luật gia theo hệ thống luật Anh - Mỹ thừa nhận rộng rãi việc giải thích mở rộng' và giải thích hạn chế nếu nó bảo vệ quyền cơng dân một cách tốt hom2.
Không chỉ dừng lại ở việc cho phép giải thích mở rộng hay hạn chế, mà nếu việc áp dụng các quy tắc của thông luật (Common Law) dẫn đến một kết quả rõ ràng khơng cơng bàng thì thẩm phán có thể từ chối áp dụng thơng luật và áp dụng luật công bằng (equity law)3.
Cần nhấn mạnh rằng, giải thích pháp luật là để tìm ra nội dung tư tưởng của các nhà làm luật hay tìm ra nội dung tư tường của quy phạm theo nhận thức của một người thông thường. Các luật gia theo hệ thống luật châu Âu lục địa nhấn mạnh nội dung văn bản quy phạm, nên giải thích pháp luật của họ thường nhằm tìm ra nội dung tư tưởng mà nhà làm luật muốn gửi gắm vào các quy phạm pháp luật. Khi nội dung các quy phạm pháp luật không rõ, họ sẽ tìm kiếm trong các bản dự thảo, biên bản ghi chép các cuộc tranh
luận trong quá trình lập pháp để tìm ra quan điểm của nhà làm
1. Tức là cho phép mở rộng (hoặc thu hẹp) nghĩa của quy phạm so với ngữnghĩa của từ trong văn bản. Ví dụ: văn bản đề là "man" trong tiếng Anh nghĩa của từ trong văn bản. Ví dụ: văn bản đề là "man" trong tiếng Anh (người đàn ơng) thì có thể giải thích mở rộng "man embraces woman" (đàn ông bao gồm cả phụ nữ).