Vẩn đề điều chỉnh pháp luật về giám sát của các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 141 - 150)

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THÊ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐÔNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

3.5.Vẩn đề điều chỉnh pháp luật về giám sát của các tổ chức xã hộ

3. Các giải pháp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền

3.5.Vẩn đề điều chỉnh pháp luật về giám sát của các tổ chức xã hộ

xã hội

Trong Hiến pháp và các luật về một số tổ chức chính trị - xã hội vẫn xác định vai trò giám sát xã hội của các tổ chức này. Tuy nhiên, dễ nhận thấy rằng, các tổ chức này thực hiện sự giám sát như thế nào thì chỉ được trình bày chủ yếu là mang tính lý thuyết.

Cần phải xây dựng một luật về giám sát của các tổ chức của nhân dân. trong luật này, xác định chủ thể giám sát khơng nên chỉ bó hẹp ở các tổ chức chính trị - xã hội, mà cả các tổ chức khác như doanh nghiệp, hợp tác xã, các hội nghề nghiệp... Luật cũng cần xác định rõ các phương thức giám sát, trách nhiệm cung cấp thông tin, mối quan hệ giữa các tổ chức này với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kết quả giám sát...

KẾT LUẬN#

1. Chế độ pháp quyền (Rule of Law, Rechtsstaat) là một chủ thuyết từ phương Tây. Sau hom một thập niên du nhập vào Việt Nam, có thể khái quát những thành tựu đạt được như sau: Hệ thống văn bản pháp luật đã được xây dựng ngày càng đầy đủ, hầu như bất kỳ lĩnh vực quản lý nào của nhà nước cũng đều dựa trên cơ sở pháp luật. Văn bản pháp luật được xây dựng có tính hệ thống hơn, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình lập pháp được cải thiện đáng kể. Quy trình thẩm định các dự thảo luật đã minh bạch hơn, tiêu chuẩn đánh giá một văn bản pháp luật tốt đã được thiết lập. Việc phổ biến, công khai văn bản, hướng dẫn thực hiện đã được cải thiện đáng kể. Tính minh bạch của pháp luật được đảm bảo. Văn bản pháp luật đã dễ dàng tiếp cận với người dân. Các thiết chế thi hành pháp luật đã bước đầu được xác lập.

2. Bên cạnh những thành tựu kể trên, nhiều thách thức đã xuất hiện cản trở việc xây dựng chế độ pháp quyền ở Việt Nam. Thứ nhất, Nhà nước làm ra luật, song buộc các cơ quan nhà nước tuân

thủ pháp luật vẫn còn là một yêu cầu cần phải đặt ra khi xây dựng nhà nước pháp quyền. Thứ hai, trong nhiều lĩnh vực đáng ra

Chính phủ, các bộ và ủ y ban nhân dân phải can thiệp và điều tiết mạnh hơn (ví dụ: bảo vệ mơi trường, bảo vệ an toàn thực phẩm, định chuẩn); song trong các lĩnh vực này cơ quan hành pháp lại kém hiệu quả, thất bại của thị trường tạo ra bất bình đẳng trong xã hội, phúc lợi được phân bổ không công bằng; khoảng cách giàu nghèo dỗng ra nhanh chóng. Thứ ba, trong xây dựng pháp luật,

những giằng co và lẫn lộn giữa những quan niệm chính trị, ý thức hệ và nguyên tắc pháp lý đã dẫn tới những đạo luật có chính sách

Kết luận

pháp luật không rõ ràng, tự mâu thuẫn và hạn chế hiệu lực lẫn nhau. Thiết ké pháp lý khơng rõ thì khơng bảo vệ tốt quyền tự do kinh doanh của người dân, khơng giới hạn và giám sát có hiệu quả quyền lực của Chính phủ, các bộ và ủ y ban nhân dân các tỉnh.

Thứ tư, tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và người dân

chưa cao. Thực thi pháp luật ở Việt Nam trở nên tốn kém và khó tin cậy. Thứ năm, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đã tăng đáng kể

trong q trình ban hành chính sách và pháp luật. Thứ sáu, hệ thống tịa án thiếu tính chun nghiệp và chưa độc lập làm cho khả năng tiệm cận công lý của người dân, nhất là nông dân mất ruộng, công nhân bị chủ vi phạm những quyền tối thiểu, khó được đảm bảo.

3. Tiến tới chế độ pháp quyền, về mặt kỹ thuật, văn bản pháp luật phải có chất lượng ngày một tốt hơn. Tham khảo kinh nghiệm của các nước OECD, văn bản pháp luật được xem là có chất lượng tốt nếu thỏa mãn 8 tiêu chí dưới đây: (i) phục vụ các chính sách rõ ràng đã ấn định trước; (ii) có cơ sở pháp luật, thực tiễn chắc chắn; (iii) mang lại lợi ích nhiều hơn là chi phí, có tính tới tác động phân bổ trên toàn xã hội, các yếu tổ kinh tế, xã hội và môi trường; (iv) giảm thiểu tác động lệch lạc tới thị truờng; (v) khuyến khích cạnh tranh, thơng qua khuyến khích thị trường và các phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở mục tiêu đã định; (vi) ngôn ngữ thể hiện rõ ràng, đơn giản, thiết thực đối với người sử dụng, (vii) phù hợp, tương thích với các chính sách, pháp luật khác; (viii) tương tích ờ mức độ tối đa đối với các nguyên tắc về khuyển khích cạnh tranh, thương mại trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế.

4. Trong nhà nước pháp quyền, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất và đồng bộ là những thuộc tính cơ bản của hệ thống pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật phải đảm bảo các tiêu chí: (i) Pháp

luật phải nhất quán (thống nhất và đồng bộ); (ii) Pháp luật phải

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

công khai và dễ dàng truy cập đối với người dân; (iii) Pháp luật phải tin cậy được và có thể dự đốn trước được; (iv) Pháp luật phải

đảm bảo công bằng xã hội.

5. Sau hom hai thập kỷ đổi mới, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã thực sự trở thành nền tàng pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước chủ yếu trên hai phương diện: quy định các loại thiết chế trong bộ máy nhà nước (bao gồm quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của từng loại cơ quan và các đặc thù ừong hoạt động của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước) và mối quan hệ giữa các thiết chế nhà nước đối với cơng dân. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước cịn có những vấn đề tồn tại

như: vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong hệ thống bộ máy nhà nước và tác động của xã hội dân sự đến việc sử dụng quyền lực nhà nước, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong

các quan hệ với nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ; vẩn đề bảo đảm tính độc lập của tịa án, v.v...

6. Những thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian qua đã tạo ra tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luôn hướng tới mục tiêu gìn giữ cơng lý, bảo đảm các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế... Tuy nhiên, đó chi mới là điều kiện cần, trong cơ chế thực thi pháp luật, hoạt động của tòa án và các cơ quan tu pháp vẫn còn nhiều hạn chế, như còn để xảy ra tình trạng oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử, công dân khiếu nại, tố cáo rất nhiều về các trường hợp bị hàm oan, bị xâm phạm các

quyền và lợi ích hợp pháp từ các cơ quan tiến hành tố tụng...

7. Nhận thức về vấn đề bảo vệ quyền con người đổi với các nhà làm luật cũng chưa thật đồng đều phản ánh nhận thức chung trong xã hội về vấn đề này. Diền biến về tình trạng tham nhũng, tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng, nhừng khó khăn trong việc thực

Kết luận

hiện quyền con người, quyền công dân, hiệu quả của việc, đặc biệt là việc tiếp cận về mặt khoa học vấn đề quyền con người còn rất mới mẻ, v.v... là những dấu hiệu cho thấy nhận thức về nhân quyền ở Việt Nam còn là vấn đề khiếm khuyết lớn về nhận thức.

8. Hiện nay, Việt Nam chưa chính thức chấp nhận án lệ là nguồn pháp luật (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chi ghi nhận hệ văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật Việt Nam). Tuy nhiên, trong đường lối chính sách pháp luật chung, Việt Nam đã có những nhìn nhận nhất định đối với án lệ và trong thực tiễn xét xử của Tòa án Việt Nam về thực chất có sự ảnh hưởng của

"án lệ" thể hiện theo phương thức khác so với vai trò án lệ truyền thống của hệ Thông luật (Common Law). Bên cạnh khả năng đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, án lệ còn là kết quả sự tham gia tích cực của các bên liên quan đến vụ án. Án lệ không chỉ được xây dựng trên cơ sở giải thích pháp luật sáng tạo của thẩm phán mà cịn bởi sự tham gia tích cực của luật sư tham gia tranh tụng.

9. Với tính cách là một giai đoạn bắt buộc trong tiến trình lập pháp, thực tiễn thực hiện RIA (đánh giá tác động pháp luật) cho đến nay đã chứng minh những lợi ích của nó trong việc nâng cao chất lượng các quy định pháp luật, làm giảm phí tổn do sai sót về chính sách. Việc thực hiện RIA có thể mang lại những lợi ích cơ bản sau đây: (i) giúp cho người có thẩm quyền ra quyết định (Quốc hội, Chính phủ,....) hiểu rõ hơn các tác động có thể xảy ra đổi với quyết định của mình, cụ thể là các lợi ích và chi phí của các quyết định của mình; (ii) tăng cường tính minh bạch và tham vấn các bên có liên quan. RIA giúp cho bên có liên quan hiểu được lý do tại sao phải ban hành quy định và dự kiến các tác động sẽ xảy ra; qua đó, tăng cường sự minh bạch của quá trình ra quyết định; (iii) tăng cường trách nhiệm của Chính phủ. RIA giúp các cơ quan có liên phải hiểu rõ các tác động có thể của một chính sách, quy định và lợi ích của chúng đối với xã hội; (iv) việc áp dụng

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

RIA sẽ làm thay đổi văn hoá lập pháp khi các nhà lập pháp, kể các cơ quan thẩm tra và thơng qua chính sách sẽ chú trọng nhiều hơn đến lựa chọn giải pháp ít tốn kém nhất nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra; (v) việc áp dụng sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng các quy định được ban hành.

10. Qua đánh giá, có thể thấy rất rõ: pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật (i) chưa thống nhất, đồng bộ, sự tồn tại của hai đạo luật là bàng chứng về sự pháp điển hóa chưa cao trong

lĩnh vực này; (ii) chưa điều chỉnh hết được quy trình thủ tục ban hành các văn bản pháp luật nói chung của các cơ quan nhà nước; (iii) chưa xác định được phạm vi, đối tượng điều chỉnh của các

văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành; (iv) cịn có sự lệch pha với Hiến pháp, chưa bảo đảm đầy đủ quyền trình dự án luật của các chủ thể quy định tại Điều 84 Hiến pháp 2013; (v) chưa xác định đúng và hợp lý về vị trí, vai trị của một số chủ thể trong quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (vi) chưa phát huy được sự tham gia tích cực của đại biểu Quốc hội vào quá trình xây dựng và ban hành luật, pháp lệnh; (vii) chưa coi việc xây dựng, phân tích chính sách luật là một giai đoạn của quá trình xây dựng, ban hành luật; (viii) chưa có những quy định đầy đủ để các tổ chức xã hội và công dân tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo luật, pháp lệnh và các

văn bàn dưới luật.

11. Với tính cách là những thuộc tính của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả cần phải được đánh giá trên những hệ tiêu chí nhất định: tiêu chí đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; tiêu chí đảm bảo minh bạch và các tiêu chí đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, dù được trình bày và phân loại song các tiêu chí ln thống nhất với nhau đảm bảo nhằm làm rõ mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và con người và các thiết chế tự quản khác.

Kết luận

12. Tình trạng "cơn bão văn bản" do việc thiếu phối hợp trong ban hành và không công bố văn bản không chỉ là vấn đề pháp lý riêng có của Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng để giải quyết thực trạng trên có thể sử dụng các biện pháp: pháp điển hóa, hợp nhất văn bản và giải thích pháp luật. Đây cũng đồng thời là những vấn đề đang được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cùa Việt Nam.

13. Hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cỏ những đặc điểm: (i) chú trọng bảo đảm các quyền tự do,

dân chủ của nhân dân và cơng lý mà cịn đặc biệt chú trọng đến sự bình đẳng xã hội, công bằng xã hội; (ii) thể hiện được ý chí của nhân dân mà người đại diện là tổ chức chính trị được nhân dân thừa nhận và sự thừa nhận đó đã trở thành nguyên tắc hiến định trong hệ thống pháp luật nước ta - Đảng Cộng sản Việt Nam.

14. Xuất phát từ những nghiên cứu toàn diện về hệ thống pháp luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những u cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW, trong đó đã đánh giá: "Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu".

15. Những nghiên cứu, đánh giá ban đầu về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW cho thấy giá trị to lớn của văn bản quan trọng này đối với hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu

đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW trong những năm

qua cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ và sự nhận thức có lúc cịn chưa đầy đủ về giá trị to lớn của Nghị quyết này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, đã đến lúc chúng ta cần tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW. Mà cũng là đúng lúc, để có những nghiên cứu thấu đảo triển khai Hiến pháp 2013, cũng là để tiếp tục thực hiện các quan điểm và định hướng chiến lược của Nghị quyết số 48/NQ-TW.

16. Thực tiễn phát triển hệ thống pháp luật ở nước ta đã và đang đòi hỏi chúng ta cần phải có thay đổi quan niệm về hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật bao gồm bốn bộ phận, nói cách khác, có bốn trụ cột trong cấu trúc hệ thống pháp luật, đó là: (i) hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; (ii) các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật; (iii) tổ chức thi hành pháp luật; (iv) nguồn nhân

lực và việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và nghề luật. Như vậy, một hệ thống pháp luật cần phải được xây dựng và hoàn thiện trên cả ba phương diện (cũng có thể nói đây là ba giai đoạn cho việc soạn thảo, thông qua và thực thi một đạo luật): (i) đề án hóa chính sách - hình thành ý tưởng chính sách; (ii) quy phạm hóa chính sách - thể chế hóa chính sách thành pháp luật; (iii) hiện thực hóa chính sách - tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào

đời sống xã hội.

17. Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp cho chung đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020: (i) thay đổi cách tiếp cận về hệ thống pháp luật Việt Nam; (ii) xác lập quy trình ba giai đoạn trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, bảo đảm cho việc xây

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 141 - 150)