II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ
3. Hoàng Văn Tú, Thẩm quyển giải thích Hiển pháp, Luật, Pháp lệnh cùa ủy
b a n t h ư ờ n g v ụ Q u ố c h ộ i - T h ự c t r ạ n g v à g i ả i p h á p , sđd, tr. 51.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...
- Những bât cập trong cơng tác giải thích pháp luật của Uy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian qua là do sự phối hợp thiếu
hiệu quà và năng lực thực tế của các đơn vị giúp việc cho Ùy ban thường vụ Quốc hội.
Bởi vậy, việc tăng cường năng lực giải thích pháp luật của ủy ban thường vụ Quốc hội như thế nào cho đến thời điểm thiết lập cơ chế tài phán hiến pháp vẫn đang tiếp tục là câu hỏi cần có sự giải đáp.
* Cần phải trao cho tòa án thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức
Như đã đề cập ở trên, giải thích pháp luật ở Vỉệt Nam hiện nay vẫn được hiểu là giải thích pháp luật chính thức mang tính quy phạm chứ khơng phải là giải thích theo từng vụ việc cụ thể, và do đó, đã loại bỏ vai trò phát triển pháp luật của tịa án thơng qua hoạt động giải thích pháp luật chính thức.
Có thể khẳng định rằng, ngun tắc "Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" chỉ có thể thực hiện được khi thẩm phán được trao quyền giải thích pháp luật. Cũng cần thiết phải chi ra rằng, thẩm quyền giải thích pháp luật của thẩm phán chỉ giới hạn trong phạm vi vụ án đang xét xử. Xin lưu ý là, khơng phải sự giải thích pháp luật nào của thẩm phán cũng được thừa nhận là án lệ.
Thực tiễn xét xử ở Việt Nam trong thời gian qua đà cho thấy, thẩm phán bước đầu cũng thể hiện sự chủ động trong hoạt động
giải thích pháp luật mà trước hết là pháp luật về tố tụng. Do yêu cầu đảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất mà Tòa án nhân dân tối cao đã thường xuyên phải thực hiện việc giải thích pháp luật bàng các văn bản như: nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tổng kết cơng tác xét xử ngành tịa án hàng năm, thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan chức năng có liên quan và thậm chí là cả cơng văn phúc đáp theo yêu cầu
Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện.■■
hướng dẫn áp dụng pháp luật của các tòa án địa phương. Đáng lưu ý là, cách làm này đã tồn tại ở Việt Nam trong một thời gian dài và đã biến thẩm phán địa phương trở thành các "cỗ máy áp dụng pháp luật" chứ không phải là chủ thể áp dụng pháp luật.
Thực tiễn trên đang đặt ra vấn đề là án lệ ở Việt Nam cần được nhìn nhận và phát triển như thế nào?. Giá trị ràng buộc của các án lệ này chỉ trong hệ thống tòa án hay mở rộng sang cả các cơ quan nhà nước khác có liên quan?
Liệu có nên trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho thẩm phán ở tất cả các cấp xét xử?. Điều này có ảnh hưởng gì đến tiêu chuẩn lựa chọn và bổ nhiệm thẩm phán hiện nay hay không?.
* Cần phân biệt giữa các ngun tắc giải thích pháp luật cơng và tư
Do luật cơng và luật tư có các phương pháp, mục tiêu điều chỉnh khác nhau, giải thích pháp luật cơng và pháp luật tư được thực hiện trên các nguyên tắc khơng giống nhau. Thí dụ như khi giải thích luật công phải dựa trên các nguyên tắc tương xứng1 (các giải pháp của luật công phải là những giải pháp cuối cùng) hay khi giải thích luật tư người ta chú trọng đến nguyên tắc công bằng, nguyên tắc tự định đoạt của các bên2...
Hệ thống pháp luật của Việt Nam không phân chia thành luật cơng và luật tư nhưng đó khơng phải là nguyên nhân để không loại các nguyên tắc giải thích pháp luật được ứng đụng trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Trên thực tế, các nguyên tắc pháp luật phổ biến trong nhà nước pháp quyền như "Công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm" hoặc là "Nhà nước chi được làm những gì
mà pháp luật cho phép" đã trở thành minh chứng về sự phân loại các