Sự phân biệt giữa hoạt động giải thích Hiến pháp và giải thích luật, pháp lệnh được nêu ừong Điều 13 của Luật ban hành các văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 94 - 97)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHƯNG ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐỒNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

2. Sự phân biệt giữa hoạt động giải thích Hiến pháp và giải thích luật, pháp lệnh được nêu ừong Điều 13 của Luật ban hành các văn bản quy phạm

lệnh được nêu ừong Điều 13 của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 1996, song tại Điều 52 và 53 khơng hề quy định về trình tự giải thích Hiến pháp mà chi có quy định về giải thích luật và pháp lệnh.

Phần thứ tư. Định hưởng hồn thiện...

- Trên thực tế, Tịa án nhân dân tối cao (Hội đồng Thầm phán) vẫn ban hành các Nghị quyết hoặc Thông tư liên tịch với các cơ quan nhà nước có liên quan để giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật, mặc dù nó khơng được thừa nhận có thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức. Hơn nữa, bản chất và giá trị pháp lý của các văn bản này đến nay vẫn chưa được khẳng định trong hệ thống pháp luật của nước ta;

- Mặc dù nguyên tắc "khi xét xử, thầm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" được ghi nhận tại Điều 103 Hiến pháp 2013, song điều kiện để thực hiện nguyên tắc này - quyền giải thích pháp luật của thẩm phán chưa được thừa nhận. Điều này đã lý giải tình trạng "từ chối thụ lý vụ án chi vì khộng có quy định hướng dẫn" vốn diễn ra rất phổ biến ừong hoạt động xét xử của tòa án Việt Nam trong thời gian qua. Cũng chính vì quyền giải thích pháp luật của tịa án chưa được thừa nhận chính thức nên việc áp dụng "tập quán pháp" và áp dụng "tương tự pháp luật", đặc biệt trong lĩnh vực của luật tư khơng có nhiều cơ hội để thực hiện;

- Cũng cần nhấn mạnh là, ở Việt Nam các phương pháp giải thích pháp luật cũng chưa được ghi nhận chính thức trong bất kỳ

văn bản pháp luật nào. Bởi vậy, trong bổi cảnh các đạo luật, pháp lệnh của chúng ta phần lớn tồn tại dưới dạng luật khung, nếu thiếu hướng dẫn chi tiết sẽ không thỏa mãn yêu cầu truyền đạt đúng đắn các nội dung pháp lý trong các quy phạm pháp luật đến đối tượng thi hành. Không hiếm trong các văn bản hướng dẫn đó đã "xé rào" do cơ quan ban hành không nhận thức được đầy đủ các yêu cầu của nhà lập pháp;

- Sự phát triển hệ thống pháp luật của các quốc gia chuyển đổi có điều kiện gần gũi với Việt Nam như Cộng hòa liên bang Nga, Trung Quốc... đã cho thấy vấn đề giải thích pháp luật có mối liên hệ rất chặt chẽ với mơ hình hiến pháp và phương thức bảo hiến.

XÂY DỰNG HỆ THÒNG PHẢP LUẬT...

Chẳng hạn như, chương về chế độ kinh tế - một nội dung quan trọng trong hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây - đã bị loại bỏ trong Hiến pháp 1993 của Liên bang Nga, và Hiến pháp 2004 của Trung Quốc1. Theo đó, việc giải thích về nội dung trật tự kinh tế theo hiến pháp được giao phó cho Tịa án Hiến pháp (Liên bang Nga) và Quốc vụ viện (Trung Quốc).

Với những phân tích trên, đã cho thấy, cần phải nhận thức lại về mục tiêu, bản chất, nguyên tắc, phương pháp và các hình thức giải thích pháp luật ở nước ta. Đây không chỉ là yêu cầu quan trọng của việc cải cách tư pháp, cải cách hệ thống pháp luật, của một nền dân chủ pháp quyền, mà còn là phương tiện đưa pháp luật tìm về ngơi vị cần có của nó - chân lý sống của xã hội.

3.3.2. Các yêu cầu pháp lý đặt ra đổi với hoạt động giải thích pháp luật tại Việt Nam

Việc đổi mới hoạt động giải thích pháp luật khơng chỉ được đặt ữong mối liên hệ vởi yêu cầu của cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hệ thống pháp luật, mà còn phải dựa trên các quan niệm mới về pháp luật và giá trị xã hội của pháp luật.

Với cách tiếp cận này, chúng tơi cho rằng, hoạt động giải thích pháp luật của Việt Nam trong thời gian tới cần phải chú ý các vấn

đề sau:

* Việc giải thích Hiến pháp cần phải được thực hiện thơng qua trình tự và thủ tục riêng biệt - Cơ chế tài phản Hiển pháp

Đại hội X cùa Đảng đã khẳng định phải "Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền" và "Xây dựng cơ chế

1. Nguyễn Huy Quý, "Sửa đổi Hiến pháp ở Trung Quốc", Tạp chí Nhà nuớc và pháp luật, số 5, năm 2004, tr. 6 7 -7 3 . và pháp luật, số 5, năm 2004, tr. 6 7 -7 3 .

Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện. ■■

phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp"1.

Cũng cần nhấn mạnh là, nội dung phán quyết của tòa án hiến pháp chính là sự giải thích chính thức hiến pháp và có giá trị áp dụng như một đạo luật. Bởi thế, ở những quốc gia tồn tại cơ chế tài phán hiến pháp, không tồn tại một trình tự giải thích hiến pháp ngồi các phán quyết của tịa án hiến pháp.

Ở một phương diện tiếp cận khác, việc duy trì thẩm quyền giải thích pháp luật của ủ y ban thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục được ủng hộ trong điều kiện hiện tại vì những lý do sau:

- Trong bối cảnh chưa lựa chọn được cơ chế bảo hiến và hoạt động của Quốc hội chưa thường xuyên, thì việc trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho ủ y ban thường vụ Quốc hội là phương án tối ưu;

- Nhu cầu giải thích pháp luật nói chung và giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh nói riêng ờ nước ta khơng nhiều, vì giải thích pháp luật của chúng ta là giải thích chính thức mang tính quy phạm chứ khơng phải giải thích theo vụ việc cụ thể2;

- Chính phủ có thể thực hiện việc giải thích các thắc mắc về luật cho các chủ thể trên cơ sở hoạt động quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và thực tế trong những năm qua đã cho thấy, Chính phủ vẫn đảm nhiệm được công việc này và cũng không phát sinh nhiều bất cập đáng kể3;

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 94 - 97)