Nhu cầu hoàn thiện

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 61 - 62)

I. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

1. Nhu cầu hoàn thiện

Hệ thống pháp luật Việt Nam trong hom hai thập kỷ qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu to lớn. Chính những thành tựu này trong lĩnh vực lập pháp đã giúp Việt Nam vượt qua những điều kiện về mặt thể chế mà WTO đặt ra đối với việc kết nạp các thành viên và đương nhiên đáp ứng được rất nhiều nhu cầu phát triển nội tại của đất nước. Bên cạnh đó, tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam tiếp tục cần được nghiên cứu, hoàn thiện. Từ các tiêu chí về thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền, chúng tôi cho rằng, hệ thống pháp luật hiện hành đang tồn tại một số hạn chế lớn sau:

Thứ nhất, rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật. Trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là văn bản quy phạm pháp luật. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ ngày 1/1/1987 đến 30/11/2008, chi tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan

trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật nước đã có tới 19.126

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT...

văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1.213 thông tư liên tịch1. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bàn pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực mơi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ. Hơn nữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng

lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng, và vì thế, kém hiệu lực.

Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đổi với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, pháp luật thường xuyên thay đổi. Thực tế này là hệ quả tất yếu của việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Trong quá trình thể chế hóa các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, có khơng ít các quan điểm e ngại với những vấn đề mới, chỉ chấp nhận những vấn đề đã chín muồi, có sự đồng thuận cao, do đó khó tạo ra những đột phá để từ đó có sự ổn định cần thiết. Thực tế này có nguyên nhân ở sự thiếu vắng những tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể và từ đó, của cả hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫn những khó khăn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)