XÂY DỰNG HỆ THỔNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 136 - 137)

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THÊ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHÁT, ĐÔNG B ộ, MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ

XÂY DỰNG HỆ THỔNG PHÁP LUẬT

2. Các giải pháp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của pháp luật về mối quan hệ cá nhân, nhà

XÂY DỰNG HỆ THỔNG PHÁP LUẬT

hình thức thể hiện sự chưa đồng tình của xã hội, có thể là của một bộ phận nhân dân (như những người cùng nghề nghiệp, cùng lứa tuổi, cùng giới tính...). Họ tổ chức biểu tình là để nói lên rằng, họ chưa đồng ý đối với một quyết định, một chính sách... của Nhà nước và yêu cầu Nhà nước xem xét lại vấn đề đó. Đây rõ ràng là một quyền hết sức cơ bản, hết sức chính đáng của người dân đã được Hiến pháp thừa nhận.

Thứ tư, một việc làm không kém phần quan trọng là phải khẩn

trương ban hành Luật Tiếp cận thông tin. Để nhân dân thực sự phát huy được quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, để các tổ chức xã hội có thể phản biện được chủ trương, chính sách của Nhà nước; thực hiện được chức năng giám sát xã hội đối với việc thực hiện

chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước một cách có hiệu quả và nếu chúng ta thực tâm muốn chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền... thì khơng thể khơng thực hiện việc thông tin mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước cho xã hội và cho nhân dân. Đây phải được coi là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước. Nếu không như vậy, mục tiêu dân chù sẽ không khả thi.

Thứ năm, pháp luật phải tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính của các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ trong khn khổ pháp luật Tạo môi trường và khung pháp lý phù hợp để thúc đẩy các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, các hội đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng "nhà nước hóa", "hành chính hóa",

hoạt động khơng đúng mục đích, tơn chỉ của tổ chức và xa rời đoàn viên, hội viên; đảm bảo chế độ công khai, minh bạch các hoạt động và chi tiêu tài chính của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ... Nâng cao vai trị của các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ trên các mặt: tham gia quản lý nhà nước, tư vấn, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, giám

Phần thứ tư. Định hướng hoàn thiện...

sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; tư vấn, phản biện đổi với các lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp; khai thác các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ lợi ích của các thành viên, hội viên; cung ứng một số dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, vệ sinh mơi trường...; góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai; mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân.

Thứ sáu, một vấn đề chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng

thắn trong xu thế dân chủ hóa hiện nay, đó là việc cần phân vai lại giữa Nhà nước và xã hội như trên đã nói theo phương châm: "Những gì mà xã hội làm được, hoặc làm tốt hơn Nhà nước, thì nên để cho xã hội làm". Thực ra, đây không phải là vấn đề mới mẻ, mà là cái chúng ta đã và đang làm, thường diễn tả bằng cụm từ "xã hội hóa". Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện hom, sâu sắc hơn, chứ khơng nên mang tính nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay. cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ cơng, xác định rõ những loại việc Nhà nước cần phải làm và chuyển giao cho khu vực xã hội dân sự những loại việc mà Nhà nước không nhất thiết phải đảm nhiệm. Đồng thời, hỗ trợ các nguồn lực và tạo điều kiện cho các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ chức phỉ chính phủ thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả: Phần 2 (Trang 136 - 137)