Mục tiêu của hoạt động
bồi dưỡng
CBQL TTBM Toàn
thể
Tỉ lệ % Thứ bậc Tỉ lệ % Thứ bậc 1. Củng cố, mở rộng, nâng cao
kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý cho CBQL
76.1% 1 70.5% 1 72.2%
2. Giúp CBQL đáp ứng chuẩn chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT
43.5% 2 52.7% 2 50.0%
3. Nâng cao trình độ trên chuẩn
cho CBQL 32.6% 4 33.9% 5 33.5% 4. Nâng cao ý thức, khả năng tự
học, tự bồi dưỡng của CBQL 28.3% 5 42.0% 4 38.0% 5. Nâng cao thái độ đúng đắn đối
với nghề sư phạm 34.8% 3 42.9% 3 40.5%
Theo bảng kết quả khảo sát 2.9 về nhận thức về mục tiêu hoạt động BD CBQL trường THPT trên cho thấy CBQL và TTBM đều thống nhất các thứ bậc 1, 2, 3 ứng với các mục tiêu 1, 2, 5. Trong đó mục tiêu 1 chiếm tỉ lệ % cao nhất (toàn thể có 72,2% chọn). Hai mục tiêu 3 và 4 có tỉ lệ thấp, trong tồn mẫu chỉ chiếm tỉ lệ từ 33.5%
đến 38%, nhưng giữa CBQL và TTBM có hốn vị hai thứ hạng 4 và 5. CBQL chọn thứ hạng 4 là mục tiêu 3 “Nâng cao trình độ trên chuẩn cho CBQL”, cịn thứ hạng 4 ở TTBM là mục tiêu 4 “Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của CBQL”.
Với số liệu ở bảng 2.9, cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và TTBM đều nhận thức đúng mục tiêu “Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý cho CBQL” trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trung học phổ thơng. Cụ thể có 76.1 % cán bộ quản lý và 70.5% TTBM nhận thức đúng mục tiêu này. Tuy nhiên, cũng có khá đông cán bộ quản lý và TTBM nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL là “Giúp CBQL đáp ứng chuẩn HT và PHT trường trung học phổ thông; nâng cao trình độ trên chuẩn cho đội ngũ CBQL; nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm”.
Như vậy, khi CBQL đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trung học phổ thông.
Mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục Bình Dương là đổi mới cơng tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh thời kỳ CNHHĐH. Quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Theo báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015- 2016 bà N.H.S_GĐ SGDBD đã đưa ra nhiệm vụ trong năm học 2015- 2016 là tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các phòng GD-ĐT, các trường THCS, THPT theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lý nhà trường.
Tác giả đã phỏng vấn CBQL Thầy C1; thầy C2; thầy C3 và thầy C6; thầy C5 có nhận xét chung là CBQL trường THPT có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng với công tác bồi dưỡng CBQL, muốn được bồi dưỡng những kiến thức mới đáp ứng nhu cầu thực tế.
2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
2.3.3.1. Đối với nội dung cần bồi dưỡng cho CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
Một trong những tiêu chuẩn mới được nhấn mạnh trong bồi dưỡng người CBQL hiện nay chính là nội dung bồi dưỡng cho CBQL phải là những kiến thức, thông tin mới, hiện đại gắn với thực tiễn của chương trình giáo dục phổ thông, không quá rộng, lý thuyết suông và thiếu chiều sâu. Khảo sát về những nội dung cần thiết để bồi dưỡng cho CBQL hiện nay, CBQL đánh giá như sau: