Hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 30)

1.3.1. Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT

Vai trò của người CBQL trường THPT trong xu thế đổi mới và hội nhập là người lãnh đạo nhà trường, CBQL trường THPT cần có năng lực vượt trội đồng nghiệp về phân tích tình hình, đề ra được kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp quy luật và là điểm tựa tinh thần của tập thể sư phạm. Là người quản lý nhà trường, CBQL trường THPT phải xử lý công việc hàng ngày trôi chảy, đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, chất lượng, hiệu quả, giáo dục không ngừng được cải thiện. Cán bộ quản lý trường THPT bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

- Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

- Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học gồm 3 tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, Năng lực quản lí nhà trường và 23 tiêu chí cụ thể. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức theo hướng dẫn số: 630/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 16 tháng 02 năm 2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc Trung tâm GDTX là phải đạt chuẩn nghề nghiệp CBQL cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

Ðội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông; là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông; là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông.Trong xu thế đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, người cán bộ quản lý cần đáp ứng 3 yêu cầu đối với công tác quản lý đó là: 1) tầm nhìn và các giá trị; 2) kiến thức và sự hiểu biết; 3) phẩm chất cá nhân, kỹ năng giao tiếp xã hội. Các tiêu chuẩn này được cụ thể hóa trong 5 lĩnh vực thực tế nghề nghiệp: 1) quản lý hoạt động dạy và học; 2) tự bồi dưỡng và phát triển đội ngũ; 3) quản lý sự thay đổi, cải tiến, đổi mới; 4) lãnh đạo việc quản lý trường học; 5) cam kết và làm việc với cộng đồng [34].

Ngoài ra người cán bộ quản lý cần có bản lĩnh, nhiệt tâm, thân thiện, có kinh nghiệm điều hành và có ý chí vươn lên, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, làm đầu tàu cho đội ngũ sư phạm nhà trường. Có tinh thần mạnh dạn đổi mới, xây dựng được các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn nhằm xây dựng nhà trường theo hướng tiên tiến, hiện đại. Ứng dụng được công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học; có khả năng báo cáo chuyên đề và bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL, phân công sắp xếp đội ngũ hợp lý để phát huy khả năng của từng cá nhân.

Quyết định số: 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 04 năm 2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Dựa vào những quy định, tiêu chuẩn trên, mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của các CBQL trường THPT. Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý trường học, nâng cao năng lực cho CBQL trường phổ thông về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng đổi mới

căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế cho cán bộ quản lý giáo dục trường THPT.

1.3.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện thực hiện

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định cần thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”, trong đó đổi mới thể chế quản lý; tập trung đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng là các nội dung then chốt. Năm 1997, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng CBQLGD, trong đó có khung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non, THPT, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thực hiện Chiến lược phát triển GD và ĐT, trong đó đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá, Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, các địa phương chú trọng công tác bồi dưỡng CBQLGD. Ngày 20/1/2012, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã ký Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình mới được thiết kế theo định hướng tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về lãnh đạo và quản lý GD và ĐT nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của CBQL trường trung học để thực hiện mục tiêu giáo dục trung học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và theo yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Trong bối cảnh tăng cường phân cấp quản lý và hội nhập quốc tế, vai trò của CBQL trường phổ thông có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động, chấp hành các quy định từ trên xuống, hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang quản lí một tổ chức giáo dục có tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và quản lý phải năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GD và ĐT. Dựa theo Quyết định; Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng văn bản chỉ đạo của Sở GD và ĐT, Chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT cơ bản là 360 tiết gồm 5 module; bao gồm 19 chuyên đề được xây dựng chi tiết như sau:

Module 1. Đường lối phát triển giáo dục Việt Nam

Chuyên đề 1. Đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Module 2. Lãnh đạo và quản lý

Chuyên đề 2. Tổng quan về khoa học quản lý và quản lý giáo dục Chuyên đề 3. Quản lý sự thay đổi

Module 3. Quản lý hành chính nhà nước về Giáo dục và Đào tạo

Chuyên đề 4. Quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo

Chuyên đề 5. Quản lý và thực thi hệ thống văn bản quản lý Nhà nước trong GD và ĐT

Chuyên đề 6. Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục phổ thông

Chuyên đề 7. Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông

Module 4. Quản lý nhà trường

Chuyên đề 8. Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông

Chuyên đề 9. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông Chuyên đề 10. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm tại các trường phổ thông

Chuyên đề 11. Quản lý nhân sự trong trường phổ thông

Chuyên đề 12. Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông

Chuyên đề 13. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của cá trường phổ thông Chuyên đề 14. Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường

Chuyên đề 15. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường

Module 5. Các kỹ năng hỗ trợ quản lý nhà trường.

Chuyên đề 16. Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp Chuyên đề 17. Kỹ năng ra quyết định

Chuyên đề 18. Kỹ năng làm việc nhóm Chuyên đề 19. Phong cách lãnh đạo

Ngoài ra; Nội dung bồi dưỡng CBQLGD còn bổ sung thêm một số chương trình bồi dưỡng có tính cập nhật và nâng cao, được biên soạn dưới dạng các chuyên đề và có tính độc lập tương đối trong công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT là:

1)Năng cao NL Quản lý nhân sự trong trường phổ thông là CBQL trường THPT cần thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra trong việc bố trí công việc, phân công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ. Quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và CBQL, nâng cao chất lượng đội ngũ, sử dụng hợp lí đội ngũ và nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ phát triển. Chương trình gồm 8 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Một số vấn đề chung về quản lý nhân sự. Chuyên đề 2: Phân tích công việc.

Chuyên đề 3: Xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự. Chuyên đề 4: Tuyển dụng nhân sự.

Chuyên đề 5: Phân công nhân sự. Chuyên đề 6: Bồi dưỡng nhân sự. Chuyên đề 7: Đánh giá nhân sự. Chuyên đề 8: Duy trì nhân sự.

2) Nâng cao năng lực Quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục là vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính là đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đồng tiền. Gánh nặng thực hiện các chính sách tài chính, cải cách tài chính trong giáo dục đang đè lên vai các hiệu trưởng trường THPT. Họ phải đương đầu với một loạt các vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính. Chương trình bồi dưỡng gồm 7 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Một số nội dung cơ bản về luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản liên quan đến công tác quản lý chính, tài sản.

Chuyên đề 2: Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục và nhà trường. Chuyên đề 3: Hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Chuyên đề 4: Tổ chức công tác kế toán trong trường học.

Chuyên đề 5: Quy trình hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuyên đề 6: Kiểm tra tài chính, kế toán trong trường học. Chuyên đề 7: Quản lý tài sản trong trường học.

3) Nâng cao năng lực lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông. Chương trình gồm 4 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Một số vấn đề chung về chiến lược và lập kế hoạch chiến lược. Chuyên đề 2: Phân tích môi trường

Chuyên đề 3: Xây dựng xứ mạng và tầm nhìn chiến lược

Chuyên đề 4: Xây dựng mục tiêu, giáo dục chiến lược và tổ chức thực hiện - Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng cập nhật các văn bản ban hành hằng năm của các cấp, Ngành.

1.3.3. Hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

1.3.3.1. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của học viên, cần phải tập trung vào các hình thức như bồi dưỡng tập trung: tổ chức bồi dưỡng theo khóa học; Bồi dưỡng bán tập trung: học theo từng đợt, từng chu kỳ tại trung tâm, được tổ chức thông qua các lớp tập huấn + 3 tuần thực tế và viết thu hoạch/tiểu luận tại địa phương + 1 tuần đánh giá và tổng kết khóa học tại trung tâm. Ngoài hình thức bồi dưỡng tập trung tại cơ sở bồi dưỡng cần xây dựng bồi dưỡng từ xa: thông qua các giáo trình, tài liệu hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ. Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu với các yêu cầu phát huy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi thảo luận; Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp.

Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng tập trung có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.

1.3.3.2. Phương pháp bồi dưỡng

Đối với các lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT, các phương pháp phải phù hợp với nhu cầu của các học viên là người lớn, cho học viên áp dụng nội dung chương trình vào những tình huống thực tế, tìm kiếm những giải pháp xử lý tình huống và vấn đề phát sinh trong thực tế. Phương pháp bồi dưỡng CBQL là khâu đột phá có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Do vậy cần chú trọng định hướng:

- Đổi mới phương thức học tập của các học viên trong các chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của học viên với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính. Lôi cuốn, hướng dẫn cho học viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, luôn phát hiện, tìm tòi không cứng nhắc, gò bó, rập khuôn theo những gì đã có trong tài liệu.

- Tăng cường tổ chức theo nhóm, nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp… Tạo điều kiện cho học viên được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp QL trong nhà trường.

Tóm lại, phương pháp BD là phương pháp dạy học cho người lớn, là những người đã có phương pháp sư phạm nên phương pháp BD phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin.

1.3.3.3. Địa điểm và thời gian bồi dưỡng

Địa điểm: các lớp bồi dưỡng tại TTNNTHBDNV tỉnh Bình Dương theo các chương trình dài hạn hoặc ngắn hạn; các chương trình thuộc dự án.

Thời gian: Tổ chức BD vào cuối tuần để tạo điều kiện cho học viên vừa hoàn thành khóa học vừa đảm bảo được công việc tại cơ quan; Tổ chức BD liên tục trong hè (từ tháng 6 đến tháng 8) để không ảnh hưởng đến công việc; Tổ chức BD vào 3 ngày/tuần vào những ngày cuối tuần kéo dài trong năm học để kết hợp vừa học vừa nghiên cứu.

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 30)