STT Các phương pháp
bồi dưỡng
Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả
CBQL TTBM Kết
quả CBQL TTBM
Kết quả
Y F test Y F test 1 Thuyết trình của báo cáo
viên 3.07 3.07 .000 2.53 2.68 1.166 2 Thuyết trình kết hợp minh
họa bằng hình ảnh 3.12 3.04 .346 2.90 2.85 .262 3 Thuyết trình kết hợp luyện
tập, thực hành 2.76 2.96 2.597 2.93 2.93 .001 4 Nêu vấn đề, thảo luận theo
nhóm 2.82 2.80 .016 2.98 2.98 .000 5 Nêu tình huống, tổ chức
giải quyết theo nhóm 2.79 2.64 1.416 3.12 3.04 .511
6
Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo
2.51 2.56 .147 2.88 2.98 .539
7 Tọa đàm, trao đổi
2.88 2.45 9.850
(**) 3.12 2.95 1.979
8 Phối hợp các phương pháp 2.64 2.48 .941 3.02 3.02 .000
(Chú thích cột kiểm nghiệm F: Dấu (*) cho biết các trung bình có khác biệt ở mức xác suất 5%, dấu (**) cho biết có khác biệt ở mức 1%)
Kết quả khảo sát bảng 2.13 về đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả các phương pháp bồi dưỡng quan sát các điểm trung bình mức thường xuyên và mức hiệu quả của CBQL và TTBM trong bảng, hầu hết đều đạt trị số > 2.5 cho phép kết luận các phương pháp trong đợt bồi dưỡng CBQL được đánh giá là có sử dụng thường xuyên và có hiệu quả. Kết quả so sánh trung bình của CBQL và TTBM bằng kiểm nghiệm F chỉ cho khác biệt ý nghĩa ở mức xác suất 1% khi đánh giá mức thường xuyên ở phương pháp “Tọa đàm, trao đổi”. Trung bình của x= 2.88 cao hơn trung bình của y= 2.45. Cịn lại 7 phương pháp đều khơng có khác biệt ý nghĩa. Cho thấy có sự tương ứng cao trong trả lời của CBQL và TTBM.
Một số phương pháp có điểm trung bình thường xuyên cao:
- Hai phương pháp “Thuyết trình của báo cáo viên” và “Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh” có điểm trung bình > 3.0.
- Kế tiếp là phương pháp “Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm” (ĐTB = 2.80). Một số phương pháp được đánh giá có hiệu quả:
- Phương pháp “Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm” có điểm trung bình cao nhất (ĐTB của x= 3.12, của y = 3.04).
- Kế tiếp là “Tọa đàm, trao đổi”, “Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm”, “Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành” có ĐTB từ 2.93 đến 3.12.
- Cũng ghi nhận ý kiến cần “Phối hợp các phương pháp”, điểm trung bình hiệu quả của xvà y đều = 3.02.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy CBQL và TTBM đều cho rằng các báo cáo viên sử dụng rất thường xuyên các phương pháp thuyết trình (x= 3.07; y = 3.07) và thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh (x = 3.12; y = 3.04). Tuy nhiên về mức độ hiệu quả thì chỉ có phương pháp thuyết trình có minh họa hình ảnh thì mang lại kết quả tương đối khá (x= 2.90; y = 2.85). Đối với phương pháp phối hợp các phương pháp tuy ít được thực hiện thường xuyên (x= 2.64; y= 2.48) nhưng được đánh giá rất hiệu quả (x= 3.02; y= 3.02).
Như vậy có thể nhận định chung rằng phương pháp mà các giảng viên và báo cáo viên sử dụng chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của các lớp bồi dưỡng. Vì vậy báo cáo
viên cần căn cứ vào đặc thù của từng chun đề, mục đích u cầu của các khóa bồi dưỡng để lựa chọn các phương pháp phù hợp hơn bởi vì phương pháp bồi dưỡng CBQL có những đặc thù riêng. Tổ chức, hướng dẫn cho CBQL tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, tạo điều kiện cho CBQL được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào việc xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp quản lý dạy học - giáo dục, biến q trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, có như vậy, hoạt động bồi dưỡng mới có chất lượng và hiệu quả mới được nâng lên.
2.3.5. Thời gian tổ chức bồi dưỡng cho CBQL trường THPT
Thời gian bồi dưỡng phù hợp cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng hiệu quả của cơng tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Lựa chọn thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp sẽ huy động được tất cả CBQL tham gia.