Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 99 - 103)

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT

2.5.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng

CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện

2.5.3.1. Yếu tố chủ quan

Theo những phân tích trên lãnh đạo ngành Giáo dục và BGĐ Trung tâm nhận thấy sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng CBQL chưa thiết thực, đội ngũ quản lý chưa qua đào tạo chuyên ngành quản lý, giảng viên của những cơ sở liên kết có học hàm học vị cao nhưng chưa qua làm công tác quản lý trường THPT nên đôi khi truyền thụ kinh nghiệm thực tế. Điều đó dẫn đến tình trạng soạn bài, giảng bài vẫn cịn mang tính lý luận hàn lâm, tính thực tiễn cịn hạn chế, ít chia sẻ kinh nghiệm, chưa đáp ứng yêu cầu của người học và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Mặc dù Luật Giáo dục 2005, Luật sửa đổi bổ sung luật Giáo dục 2009 quy định cán bộ công chức, viên chức của ngành giáo dục phải tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý nhà trường và các kiến thức quản lý khác... nhưng trong công tác bổ nhiệm chưa yêu cầu người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng bắt buộc phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ về chuyên ngành quản lý giáo dục; chưa có những quy định về bồi dưỡng cơng chức hằng năm; chưa “luật hóa” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; người học chưa bị ràng buộc bởi những qui định mang tính pháp lý nên đối tượng cần

đào tạo, bồi dưỡng không ổn định. Các cơ quan quản lý, các trường học và đội ngũ hiệu trưởng chưa nhận thức đúng đắn trách nhiệm và nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL theo tiếp cận năng lực thực hiện.

2.5.3.2. Yếu tố khách quan

Công tác bồi dưỡng CBQLGD nói chung, CBQL trường THPT nói riêng đã được quy định khá rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật, đó là những căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai cơng tác này.

Chính phủ đã ban hành nghị định Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nhằm: (1) Trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ; (2) Góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức, viên chức chun nghiệp có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng về “Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025”. Với mục tiêu “a) Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, cơng chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; b) Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng; c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Để đảm bảo chế độ và khuyến khích cán bộ, cơng chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng; để các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng làm tốt cơng việc được giao, Bộ Tài Chính đã ban hành thơng tư 139/2010/TT- BTC Quy định việc lập dự tốn, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước giao cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL cho ngành và địa phương đã

vận dụng và thực hiện khá tốt thông tư này, tạo điều kiện cho CBQLGD tham gia học tập bồi dưỡng.

Bên cạnh các văn bản quy định chung đối với cán bộ, công chức, viên chức, Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, Chuẩn hiệu trưởng là những căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý. Điều 16 của Luật Giáo dục nêu rõ: CBQLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục... Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQLGD, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục [27].

Có thể nói, cơng tác bồi dưỡng đã được định hướng rõ ràng và quy định cụ thể trong nhiều văn bản. Điều đó tạo thuận lợi lớn cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện . Tuy nhiên, việc bồi dưỡng chưa có sự phân định giữa bồi dưỡng trước bổ nhiệm và sau bổ nhiệm. Việc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chưa trở thành yêu cầu bắt buộc. Hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên của CBQL chưa thật sự đạt hiệu quả cao, đặc biệt bồi dưỡng các kỹ năng quản lý trong thời đại mới. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến cơng tác quản lý bồi dưỡng CBQL trường THPT của tỉnh Bình Dương.

Kết luận chương 2

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện trong giai đoạn đổi mới giáo dục, trong Chương 2, các nội dung sau đã được nghiên cứu và trình bày:

Thứ nhất, các thành tố của hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh

Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện như: nội dung chương trình, phương pháp, hính thức, thời gian, địa điểm, hiệu quả bồi dưỡng…. đã được khảo sát và có mức độ phù hợp đạt trung bình khá.

Thứ hai, Trung tâm NNTH và BDNV tỉnh Bình Dương đã áp dụng nhiều biện pháp trong việc quản lý bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện như: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; chỉ đạo thực hiện hoạt động

bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng: kinh phí; đầu tư trang thiết bị, CSVC, môi trường…. CBQL và TTBM các trường THPT tỉnh Bình Dương đã đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý đang thực hiện ở mức độ trung bình và trung bình khá. Điều đó do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Thứ ba, những thuận lợi và những khó khăn mà Trung tâm NNTH và BDNV tỉnh Bình Dương đang gặp phải trong quá trình quản lý bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện cũng được đề cập đến.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết ở Chương 1, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ở Chương 2; các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện trong giai đoạn đổi mới giáo dục được đề xuất là hồn tồn có căn cứ và cơ sở khoa học. Tác giả cũng mong muốn đây là những biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Bình Dương.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)