Đánh giá về các hình thức bồi dưỡng CBQL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 66 - 68)

STT Hình thức bồi dưỡng

Được bồi dưỡng Mức độ phù hợp

CBQL TTBM CBQL TTBM Kết

quả

Tỉ lệ % Tỉ lệ % Y F test

1

Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD&ĐT

56.8% 41.3% 2.39 2.34 0.182

2 Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở GD&ĐT

62.2% 58.7% 2.49 2.36 1.603

3 Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên

33.3% 33.9% 2.03 2.01 0.013

4 CBQL tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)

46.7% 30.3% 2.25 2.09 1.932

5 Bồi dưỡng nâng chuẩn 15.0% 26.6% 1.97 2.09 0.630 Kết quả khảo sát bảng 2.12 đánh giá về các hình thức bồi dưỡng CBQL nhận xét sau:

1. Về các hình thức được bồi dưỡng

Có sự nhất trí giữa CBQL và TTBM về các hình thức đã được bồi dưỡng, thể hiện qua các mức độ phù hợp trả lời là khá gần nhau. Trong đó chiếm mức độ phù hợp cao nhất (x=2.49 ở CBQL và y=2.36 ở TTBM) là hình thức “Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở GD&ĐT”. Thứ hai là hình thức “Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD&ĐT” (với mức độ phù hợp

x=2.39 cho CBQL và y=2.35 cho TTBM). Hình thức thứ ba là “CBQL tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)” với mức độ phù hợpx= 2.25 ở CBQL và y=2.09 ở TTBM.

2. Về mức độ phù hợp

Theo 3 mức giá trị của thang đo nói trên, điểm trung bình nếu đạt từ 2 trở lên là mức phù hợp. Quan sát bảng trên thầy các trị số trung bình của CBQL và TTBM đều > 2, nên cả hai đều đánh giá hình thức bồi dưỡng ở mức phù hợp.

Kết quả F-test cho cả 5 hình thức bồi dưỡng đều cho biết khơng có sự khác biệt giữa hai điểm trung bình đánh giá của CBQL và TTBM về mức độ phù hợp.

+ Hình thức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD-ĐT cũng được CBQL và TTBM đánh giá là thực hiện tương đối cao và khá phù hợp cho CBQL. Đây là một hoạt động không thể thiếu là công tác tổ chức để mang lại hiệu quả thì tùy thuộc vào điều kiện hoạt động, năng lực tổ chức của Sở GDĐT và trung tâm.

+ Hình thức CBQL tự bồi dưỡng thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp được hầu hết CBQL và TTBM đánh giá là hình thức được bồi dưỡng phù hợp cho CBQL thời gian qua cho đây là hình thức khá phù hợp với đại đa số CBQL (x= 2.25;

y = 2.09). Điều đó cũng có nghĩa là đa số CBQL và TTBM đều đánh giá rất cao hiệu quả của hình thức tự bồi dưỡng cho CBQL. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế, hình thức CBQL tự bồi dưỡng cịn mang tính tự phát của mỗi CBQL, đa số các CBQL trường học chưa định hướng, tổ chức và kiểm tra đánh giá để công tác này thật sự mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Đối với hình thức bồi dưỡng nâng chuẩn, tỉ lệ CBQL tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn được đánh giá khá thấp và chưa phù hợp (x= 1.97; y = 2.09). Nguyên nhân là do phần lớn CBQL hạn chế về trình độ ngoại ngữ (một yêu cầu bắt buộc đối với học sau đại học), cịn có khó khăn về kinh tế, gánh nặng việc cơ quan, gia đình. Bên cạnh đó, chế độ chính sách giữa những CBQL có học vị sau đại học và đại học hiện nay chưa khác biệt nhiều. Đây là một thách thức lớn cho các nhà QLGD tại Bình Dương bởi lẽ muốn phát triển giáo dục tỉnh theo hướng hiện đại thì địi hỏi phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có trình độ cao, chun mơn vững và có khả năng bắt kịp với những biến đổi của xã hội.

Như vậy, từ đánh giá của CBQL và TTBM về công tác thực hiện và hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng, tơi cho rằng cần thường xuyên tổ chức các hình thức bồi dưỡng tại trung tâm trên cơ sở phát huy vai trò tự bồi dưỡng của mỗi CBQL sẽ khuyến

khích được nhiều người tham gia. Hình thức bồi dưỡng tại trung tâm cần được tiến hành thường xuyên, liên tục sẽ đem lại sự cải thiện thường xuyên trong công tác quản lý, từ đó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động bồi dưỡng CBQL hiện nay.

2.3.4.2. Phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp bồi dưỡng là khâu quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng phải chú trọng đến việc đổi mới phương thức học tập của CBQL trong các chương trình bồi dưỡng và tăng cường tổ chức học tập theo nhóm mơn học trong từng tập thể sư phạm. Qua khảo sát việc thực hiện các phương pháp bồi dưỡng, CBQL và TTBM đã có đánh giá về các phương pháp bồi dưỡng của báo cáo viên như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)