Điều tra khảo sát, chọn đối tượng và lập kế hoạch cho hoạt động bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 109 - 111)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT theo

3.3.2. Điều tra khảo sát, chọn đối tượng và lập kế hoạch cho hoạt động bồ

Tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, tiến tới yêu cầu mỗi cán bộ quản lý phải học tập, nâng cao trình độ chun mơn. Đi đơi với việc đó cần có tham mưu với Sở GD có chế độ tài chính thích hợp cho những CBQL đi học.

Tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên đề đổi mới trong giảng dạy; động viên, khuyến khích kèm theo các chính sách thu hút CBQL tham gia nghiên cứu khoa học.

Mỗi bài giảng cần được lồng ghép tư tưởng nâng cao nhận thức cho học viên, tạo tính tích cực và chủ động cho học viên. Vì đội ngũ học viên là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc các cán bộ tạo nguồn của các trường THPT nên chất lượng học viên nâng cao đồng nghĩa với CBQL phải được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý hiện đại nghiệp vụ quản lý thiết thực mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt cần có các kĩ năng quản lí của thế kỷ 21.

Thông qua các buổi họp của đơn vị, Ban giám đốc tuyên truyền về quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện có tác động đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm cũng như của toàn Ngành. Do vậy, các bộ phận cần phải quan tâm đến công tác này. Đưa công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện vào nội dung họp giao ban của đơn vị. Tuyên dương các bộ phận chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện. Tổ chức cho cán bộ quản lý cấp Phòng, Ban tham quan học tập trong nước, ngoài nước ở các trường thực hiện tốt về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện.

3.3.2. Điều tra khảo sát, chọn đối tượng và lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

3.3.2.1. Mục đích

Điều tra khảo sát, chọn đối tượng và lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện nhầm nắm bắt được nhu cầu đào tạo, bổi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện của tồn ngành. Từ đó Trung tâm xây dựng kế hoạch dài hạn về công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện trong tổng thể nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng

của Trung tâm, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành. Việc này còn giúp Sở GD và ĐT, các Phịng GD&ĐT, các trường học có kế hoạch bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ CBQL, CBQL tạo nguồn của địa phương và theo một lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Kế hoạch tốt cũng góp phần tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện hàng năm. Làm cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQLđược thực hiện có nội dung, có định hướng và theo một kế hoạch cụ thể.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Thực hiện điều tra, tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của CBQL

Cử cán bộ trực tiếp phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ, phòng THPT-TX và các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Bình Dương điều tra, khảo sát hiện trạng CBQL, CBQL nguồn tại các trường THPT. Tăng cường và đổi mới công tác khảo sát, điều tra nhu cầu học tập của từng địa phương.

Thu hồi những thông tin về những vấn đề khó khăn của CBQL, căn cứ vào kết quả thanh tra chuyên ngành trong năm qua, đánh giá chuẩn HT và PHT, thơng qua trị chuyện, trao đổi, thăm dò qua TTBM và CBQL mà CBQL cần bồi dưỡng, về nhu cầu và nguyện vọng bồi dưỡng, về nội dung và các hình thức bồi dưỡng phù hợp hay trong cơng tác quản lý cịn yếu. Việc làm này giúp Trung tâm thu thập thông tin một cách chính xác để xây dựng kế hoạch và nội dung CBQL cần bồi dưỡng phù hợp với thực tế.

Thống kê nhu cầu đào tạo bồi dưỡng theo số lượng từng năm, nhu cầu về thời gian, địa điểm, xác định rõ thời gian bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên đề…

- Sử dụng đội ngũ CBQL một cách khoa học

Trong việc sắp xếp tổ chức cần quan tâm bố trí CBQL phù hợp khi được bồi dưỡng và họ phải được trao một quyền lực nhất định. Quyền lực này bảo đảm cho người CBQL thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao nhất mà không bị can thiệp, chi phối bởi bất kỳ tình huống nào.

- Có kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho hoạt động bồi dưỡng từ đầu mỗi năm học

Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQLphải được đưa vào kế hoạch của Trung tâm và đưa vào nghị quyết hội nghị cán bộ, viên chức. Phân cơng phịng Đào tạo xây dựng kế hoạch chi tiết và liện hệ trường CBQLGD TPHCM để xây dựng nội dung và chương trình bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện phù hợp theo từng năm học. Đặc biệt cần quan tâm, nâng cao trình độ trên chuẩn đào tạo cho những CBQLcịn trẻ, có năng lực bằng hình thức cử đi học sau đại học, trên chuẩn.

Kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện được : những nội dung cần bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung, kết quả cần đạt được sau khi bồi dưỡng, thời gian tiến hành, người chỉ đạo bồi dưỡng và phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của CBQL.

- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng (có chế độ và quy chế làm việc cụ thể)

Trung tâm cần thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng với Giám đốc hoặc Phó giám đốc làm trưởng ban, Chủ tịch Cơng đồn làm phó ban, các thành viên là các Trưởng phòng của các phòng và nhân viên của Trung tâm.

Ban Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng có nhiệm vụ khảo sát đối tượng bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá công nhận kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên ngành để nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)