Hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 35 - 36)

1.3. Hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

1.3.3. Hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng

CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

1.3.3.1. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của học viên, cần phải tập trung vào các hình thức như bồi dưỡng tập trung: tổ chức bồi dưỡng theo khóa học; Bồi dưỡng bán tập trung: học theo từng đợt, từng chu kỳ tại trung tâm, được tổ chức thông qua các lớp tập huấn + 3 tuần thực tế và viết thu hoạch/tiểu luận tại địa phương + 1 tuần đánh giá và tổng kết khóa học tại trung tâm. Ngồi hình thức bồi dưỡng tập trung tại cơ sở bồi dưỡng cần xây dựng bồi dưỡng từ xa: thơng qua các giáo trình, tài liệu hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ. Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu với các yêu cầu phát huy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi thảo luận; Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp.

Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng tập trung có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.

1.3.3.2. Phương pháp bồi dưỡng

Đối với các lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT, các phương pháp phải phù hợp với nhu cầu của các học viên là người lớn, cho học viên áp dụng nội dung chương trình vào những tình huống thực tế, tìm kiếm những giải pháp xử lý tình huống và vấn đề phát sinh trong thực tế. Phương pháp bồi dưỡng CBQL là khâu đột phá có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Do vậy cần chú trọng định hướng:

- Đổi mới phương thức học tập của các học viên trong các chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của học viên với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính. Lơi cuốn, hướng dẫn cho học viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, ln phát hiện, tìm tịi khơng cứng nhắc, gị bó, rập khn theo những gì đã có trong tài liệu.

- Tăng cường tổ chức theo nhóm, nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp… Tạo điều kiện cho học viên được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp QL trong nhà trường.

Tóm lại, phương pháp BD là phương pháp dạy học cho người lớn, là những người đã có phương pháp sư phạm nên phương pháp BD phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin.

1.3.3.3. Địa điểm và thời gian bồi dưỡng

Địa điểm: các lớp bồi dưỡng tại TTNNTHBDNV tỉnh Bình Dương theo các chương trình dài hạn hoặc ngắn hạn; các chương trình thuộc dự án.

Thời gian: Tổ chức BD vào cuối tuần để tạo điều kiện cho học viên vừa hồn thành khóa học vừa đảm bảo được công việc tại cơ quan; Tổ chức BD liên tục trong hè (từ tháng 6 đến tháng 8) để không ảnh hưởng đến công việc; Tổ chức BD vào 3 ngày/tuần vào những ngày cuối tuần kéo dài trong năm học để kết hợp vừa học vừa nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 35 - 36)