Quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 26 - 30)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực

thực hiện

1.2.3.1. Năng lực (ability)

Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực mà khái niệm “năng lực” được định nghĩa khác nhau. “… McClelland mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện cơng việc”. Boyatzis mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao”. Spencer and Spencer dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mơ tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất cơng việc”.

Theo tác giả Hồng Hịa Bình “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [39].

Theo tác giả Vũ Xuân Hùng “Năng lực là kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, được kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời để thực hiện thành cơng những cơng việc nào đó” [40].

Theo tác giả Hồ Văn Liên “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả” [18].

Theo tác giả Vũ Lan Hương “thì năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (kiến thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện có chất lượng và hiệu quả cơng việc hoặc đối phó với

một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và công việc nghề nghiệp trong các điều kiện cụ thể và theo các chuẩn mực nhất định” [38].

Như vậy, năng lực được hiểu là khả năng tiếp nhận và vận dụng của con người

qua quá trình học tập, rèn luyện để thực hiện tốt một công việc hay thực hiện thành công một loại hoạt động cụ thể cũng như những quy định chuẩn nhất định.

1.2.3.2. Năng lực thực hiện

Thuật ngữ “năng lực thực hiện” được nhiều tác giả sử dụng khi trình bày các phương thức, quan điểm về “Giáo dục - Đào tạo dựa trên NLTH”. Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về NLTH. Ở Đức, thuật ngữ “Handlungskompetenz” (từ ghép của hai danh từ là: Handlung: nghĩa là hoạt động, hành động, sự thực hiện. Kompetenz: là năng lực), được hiểu là năng lực thực hiện và được vận dụng rộng rãi trước hết ở lĩnh vực đào tạo nghề trong hệ thống “đào tạo kép” (Dual system). Theo nghĩa này, năng lực thực hiện là sự thể hiện khả năng, trách nhiệm, trình độ của con người trong mối quan hệ hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cá nhân.

Theo tác giả G. Debling định nghĩa NLTH là khả năng chủ thể thực hiện được các hoạt động trong phạm vi nghề nghiệp đạt tới các trình độ, mức độ thực hiện mong đợi cần thiết [12]. Đó là một quan niệm rộng bao gồm cả kiến thức, kỹ năng vào các tình huống mới trong phạm vi nghề đó; nó bao gồm cả sự tổ chức và kế hoạch làm việc, sự thay đổi, cách tân và cả hoạt động không như thường lệ liên quan tới chất lượng cơng việc và tính hiệu quả cá nhân cần thiết để làm việc với đồng nghiệp, với cán bộ lãnh đạo, CBQL cũng như với khách hàng của mình.

Theo tác giả Vũ Xuân Hùng “Năng lực thực hiện là kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, được kết hợp nhuần nhuyễn, không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo chuẩn đặt ra, trong những điều kiện nhất định”[41].

- Về kỹ năng, chính là năng lực thực hiện các cơng việc, biến kiến thức thành hành động như: Các kĩ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề và các kĩ năng trí tuệ; thể hiện đạo đức nghề nghiệp; khả năng thích ứng để thay đổi; khả năng áp dụng kiến thức của mình vào thực hiện cơng việc; khả năng làm việc cùng với người khác

trong tổ, nhóm v.v.... Khơng chỉ là kỹ năng tâm vận động hay là kỹ năng lao động tay chân, nhưng kỹ năng trí tuệ cũng là thành phần kỹ năng tạo nên năng lực thực hiện. Chẳng hạn kỹ năng nhận biết, kỹ năng phán đoán, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định .v.v. Tùy theo loại năng lực cần hình thành mà thành phần kỹ năng được nhận diện có thể khác nhau [13].

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu về lãnh đạo giáo dục thì 10 kĩ năng sau đây rất quan trọng quyết định sự thành công của người lãnh đạo giáo dục trong thế kỉ 21.(Charles Kivunja (2008); John R.Hoyle, Fenwick W. English, Betty E.Steffy,1998).

1) Kĩ năng lãnh đạo và tạo sự thay đổi. 2) Các kĩ năng xây dựng viễn cảnh.

3) Kĩ năng xây dựng chính sách và quản trị. 4) Kĩ năng giao tiếp và quan hệ cộng đồng. 5) Kĩ năng quản lí tổ chức.

6) Kĩ năng lập kế hoạch và phát triển chương trình. 7) Kĩ năng quản lí hoạt động dạy học.

8) Kĩ năng đánh giá đội ngũ và quản lí nhân sự. 9) Kĩ năng phát triển đội ngũ.

10)Kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo duc, đánh giá và lập kế hoạch.

Từ những kết quả đã nghiên cứu, khái niệm NLTH dùng trong nghiên cứu của luận văn này được hiểu như sau: Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các

hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong quản lý theo tiêu chuẩn đặt ra. Năng lực thực hiện là sự tích hợp của ba thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ mà mỗi CBQL có để hồn thành những nhiệm vụ và công việc được thể hiện trong thực tiễn quản lý.

Ba thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ là:

Kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực thực hiện, là nguồn lực để người CBQL tìm được giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có các giải pháp xử lý các tình huống phù hợp trong bối cảnh phức tạp.

Kĩ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện quản lý tốt trong một môi trường quen

thuộc. Kĩ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm,... giúp cá nhân có thể thích ứng khi hồn cảnh thay đổi.

Kiến thức, kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực thực hiện trong mỗi lĩnh vực hoạt động nào đó.Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kĩ năng trong quản lý thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn tốt hơn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi.

Với lập luận trên, hệ thống năng lực của người quản lý giáo dục phải bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực quan hệ con người và năng lực khái quát (Nguyễn Lộc, 2005). Để thực hiện một nhiệm vụ, một cơng việc có thể địi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể hiện thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần phải chuyển hoá những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong mơi trường mới.

1.2.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

Quản lý hoạt động bồi dưỡng dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện là một nội dung chủ yếu trong quản lý nguồn nhân lực với mục đích nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu giáo dục trung học phổ thơng. Quản lý các hình thức, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trung học phổ thông. Nội dung này địi hỏi các nhà quản lý phải kiểm sốt được việc xác định các hình thức, biện pháp tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trung học phổ thông. Quản lý hình thức, biện pháp bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL trung học phổ thông được thực hiện bằng các hình thức, biện pháp khoa học nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Từ những phân tích trên đây có thể hiểu quản lý hoạt động bồi dưỡng dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện là sự tác động của các chủ thể quản lý thông qua công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, góp phần chuẩn hóa đội ngũ quản lý, đáp ứng yêu cầu giáo dục trung học phổ thông.

Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL đạt chuẩn và đáp ứng với yêu cầu giáo dục trung học phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)