3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT theo
3.3.3. Đổi mới và cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
3.3.3.1. Mục đích
- Cung cấp, cập nhật cho CBQL trường THPT những nội dung kiến thức hiện đại, phù hợp để áp dụng vào thực tế quản lý, đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực thực hiện cho CBQL. Tạo động lực và thu hút được đội ngũ CBQL tự giác tham gia học tập bồi dưỡng.
- Trên thực tế, nhiều khóa bồi dưỡng CBQL khơng đạt được kết quả như mong muốn bởi một ngun nhân chính, đó là chương trình bồi dưỡng không xuất phát từ nhu cầu của học viên. Để chương trình có nội dung thiết thực, nâng cao được năng lực của CBQL sau khóa học, cần xuất phát từ chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ mà CBQL cần có gắn với yêu cầu tác nghiệp và bối cảnh xã hội.
Nội dung thực hiện
Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, thiết thực cho hoạt động giáo dục ở trường
Từ thực trạng khảo sát cho thấy, CBQL trường THPT hiện nay đang còn đang lúng túng trong việc triển khai những nội dung mới, những phương pháp quản lý mới và phương pháp đánh giá CBQL vào thực tế quản lý. Vì thế nội dung cần tập trung bồi dưỡng cho CBQL là:Cập nhật, hiện đại hóa và nâng cao kiến thức quản lý trong trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện. Những kiến thức đó phải thống nhất trong tồn bộ chương trình cũng như phải đảm bảo tính chính xác và khoa học.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng CBQL trường THPT phải linh hoạt. Cần sử dụng các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với tiếp cận năng lực thực hiện, chú trọng kết quả đầu ra và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá người học thích hợp.
Việc đổi mới phương pháp dạy học khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để học viên tiếp cận năng theo lực thực hiện hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo cho CBQL khi áp dụng vào thực tiễn quản lý trường học.
Những tri thức kỹ năng quản lý nhà trường về lãnh đạo và quản lý nhà trường: cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà trường cần có năng lực thực hiên nhiệm vụ quản lý trường học, trang bị những kỹ năng quản lý để điều hành nhà trường hiệu quả và có khả năng thích ứng với sự thay đổi cùng những thách thức của thời đại.
Những tri thức về xây dựng chiến lược: Xây dựng chiến lược phát triển của trường THPT là một nhiệm vụ rất quan trọng. Kiến thức và kỹ năng để xác định mục
tiêu, tầm nhìn, nhận dạng sứ mệnh và đề xuất các giải pháp trong quản lý hệ thống giáo dục hoặc quản lý các cơ sở giáo dục.
Những tri thức về quản lý tài chính: Cơng tác quản lý tài chính là một nội dung mới và khó bởi vì hầu hết các hiệu trưởng trường THPT đều xuất thân từ CBQL với tư duy khoa học theo chuyên ngành đào tạo. Trong quản lý tài chính, họ phải biết phân tích chi phí để đảm bảo tính hiệu quả việc sử dụng đồng tiền và phân bổ nguồn lực. Phân bổ nguồn lực phải đảm bảo đúng chỗ và có hiệu quả giữa các đơn vị trong một hệ thống hoặc giữa các hoạt động cụ thể
Những tri thức về hoạt động dạy học và giáo dục: Các yêu cầu của dạy học và quản lý dạy học; giáo dục và quản lý giáo dục ở trường THPT. Xác định các hoạt động cần thực hiện trong quản lý dạy học và quản lý giáo dục theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Phương pháp bồi dưỡng lôi cuốn, tổ chức, hướng dẫn cho CBQL tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Giảng viên cần liên hệ lý luận với thực tiễn, sử dụng các tình huống quản lý để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, đa dạng hóa các hình thức dạy học được xem là phương pháp đặc thù của quá trình bồi dưỡng.
Đổi mới phương pháp: Hầu như các giảng viên đều sử dụng với phương pháp chủ yếu là thuyết trình, học viên ghi chép. Theo cách này, đa số học viên không nắm vững nội dung bồi dưỡng. Do đó, khi vận dụng vào thực tế quản lý cịn gặp nhiều lúng túng. Vì vậy cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng tập trung theo hướng tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ để mọi học viên được tham gia tích cực vào nội dung lớp học và được vận dụng tại chỗ. Khuyến khích học viên đề xuất những thắc mắc và yêu cầu cần bồi dưỡng. Trong quá trình bồi dưỡng cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và thực hành đổi mới phương pháp dạy học như: tổ chức học viên thực hành tình huống quản lý, chia sẻ bài học kinh nghiệm... nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học viên. Theo hướng này giảng viên chỉ đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học viên chủ động nắm vững nội dung, tăng tính thực tế theo tiếp cận năng lực thực hiện.Tiếp cận năng lực thực hiện còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được
và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Từ đó xác định nội dung và phương thức bồi dưỡng gắn với nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường THPT, thực hiện hoạt động bồi dưỡng thích hợp và đánh giá chúng là cách làm khoa học, góp phần khắc phục được các hạn chế trong công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT hiện nay.
Đổi mới PPDH giúp học viên vận dụng tốt tri thức vào QLGD, huấn luyện các kĩ năng quản lý ở các mặt nghiệp vụ cụ thể, khai thác tính “tự phát hiện”, “tự học” trong học tập.
Đổi mới PPDH trên cơ sở sử dụng và khai thác khả năng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại. Dạy học theo cách “đặt và giải quyết vấn đề” gồm các bước:
Đưa ra cho học viên vấn đề học tập (thường là tình huống quản lý giáo dục) và yêu cầu học viên giải quyết.
Hướng dẫn học viên tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề. Theo dõi và giúp đỡ, gợi ý chung và riêng cho học viên.
Kiểm tra học tập của học viên bằng cách yêu cầu họ trình bày đầy đủ việc giải quyết vấn đề, tổ chức thảo luận và đi đến kết luận chung.
Dạy học “kiến tạo”: thực hiện quá trình dạy học kiến tạo được tiến hành theo 3 phần chính: - giao nhiệm vụ cho học viên; - thực hiện hành động giải quyết tình huống; - tranh luận, hợp thức hóa và vận dụng kiến thức trong một nhà trường.
- Tổ chức học tập theo nhóm mơn học trong q trình tham gia lớp học
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hoạt động nhóm là cách làm có hiệu quả trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng hiện nay. Nhóm được xem là mơi trường tích cực để mỗi người chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm của mình; đồng thời lắng nghe, trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, làm phong phú thêm hiểu biết của mình.
Mỗi chun đề có những đặc thù riêng vì vậy mỗi lớp cần chia các đối tượng theo chuyên đề để giảng viên dễ hướng dẫn đồng thời học viên cũng dễ thu thập kiến thức theo đặc thù của môn học. Tăng cường cải tiến phương pháp giảng dạy theo tổ, nhóm trong q trình tham gia lớp học chun mơn.
- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng phù hợp cho CBQL vừa học vừa công tác.
Trung tâm cần xây dựng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, đảm bảo tính đa dạng, phong phú các hình thức và cũng để CBQL có điều kiện lựa chọn cho mình hình thức bồi dưỡng phù hợp. Các hình thức có thể tiến hành trong giai đoạn hiện nay.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý theo tiếp cận năng lực thực hiện: đây là hình thức chủ yếu để nâng cao năng lực quản lý cho CBQLở các trường THPT theo tiếp cận năng lực hiện nay. Giải pháp thiết thực nhất là bồi dưỡng tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng, sử dụng và sàng lọc. Những việc mà các trường nên thực hiện và kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện là.
Cung cấp tài liệu và văn bản hướng dẫn để học viên tổ chức thảo luận ở các tổ nhóm, có thể gửi thắc mắc đến các chuyên gia giải đáp.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL trong những thời điểm thích hợp bằng cách mới các giảng viên, chuyên gia về tin học, ngoại ngữ, các phần mềm dạy học, các chuyên gia tư vấn tâm lý…để bồi dưỡng cho CBQL của Trung tâm.
Tổ chức các chuyên đề mới, đổi mới phương pháp giảng dạy, phổ biến các nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý.
Tạo điều kiện và hỗ trợ CBQL học tập, nghiên cứu thông tin qua mạng internet. Tổ chức cho CBQLtham quan nghiên cứu học tập, hội thảo,…
- Đổi mới nội dung bồi dưỡng phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên
Song song với đổi mới chương trình, nội dung việc đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng là một nội dung rất quan trọng và cần thiết.
Nội dung chủ yếu của bồi dưỡng CBQL theo tiếp cận năng lực thực hiện CBQL là giúp CBQLcó thể hồn thành nhiệm vụ quản lý một cách có chất lượng và hiệu quả, muốn vậy thiết kế chương trình bồi dưỡng phải đồng bộ từ nội dung cần bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng đến việc ứng dụng những vấn đề đổi mới vào quá trình quản lý. Nội dung cần bồi dưỡng cho CBQL hiện nay xuất phát từ cơ sở phát huy năng lực tự học, tích cực của học viên thì phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên cũng phải tương thích với nội dung đó. Vấn đề này cần có một cuộc nghiên cứu kỹ và triển khai đồng độ từ các cấp QLGD. Không thể hướng dẫn CBQL sử dụng nội dung, phương pháp quản lý mới vào quản lý nhưng đánh giá hiệu quả của phương
pháp lại dùng cách thức cũ, điều đó hạn chế mức độ triển khai nội dung bồi dưỡng vào quá trình quản lý.
- Tổ chức lớp học quy củ (có theo dõi tình hình lớp học, kiểm tra sĩ số, việc tiếp thu của CBQL,…)
Ở Trung tâm, để tăng chất lượng và tầm quan trọng của các khóa bồi dưỡng cần bố trí một bộ phận cán bộ chuyên trách phụ trách việc kiểm tra sĩ số lớp học, theo dõi tình hình học tập của học viên, chiụ trách nhiệm về việc cung cấp tài liệu học tập, chuẩn bị phòng ốc, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng. Có như thế, việc bồi dưỡng mới diễn ra nghiêm túc, chất lượng.
Để công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT đạt được hiệu quả tối ưu Trung tâm và đơn vị liên kết cần lựa chọn phương pháp, hình thức và nội dung cho phù hợp với đặc điểm riêng, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế của Trung tâm. Từ đó có thể giúp cho mọi đối tượng học viên đều có thể tham gia học tập, bồi dưỡng, được bổ sung, cập nhật kiến thức, phát huy khả năng tư duy, năng lực sư phạm và củng cố thêm kiến thức cho bản thân.