Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 71 - 72)

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng CBQL theo tiếp cận năng lực thực hiện

2.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT

Khi khảo sát ý kiến về các hình thức kiểm tra đã được tiến hành qua các đợt bồi dưỡng, kết quả thu được:

Bảng 2.15. Đánh giá các hình thức kiểm tra sau các đợt bồi dưỡng

STT Hình thức kiểm tra

Có thực hiện Mức độ phù hợp

CBQL TTBM CBQL TTBM Kết

quả

Tỉ lệ % Tỉ lệ % Y F test

1 Làm bài thu hoạch cá nhân

86.7% 63.2% 2.50 2.25 5.643

(*)

2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 64.4% 49.1% 2.18 2.21 0.059 3 Đánh giá sản phẩm theo nhóm 53.3% 32.1% 2.26 2.09 1.979 4 Thao giảng 38.6% 34.9% 1.85 1.87 0.014

Từ kết quả khảo sát từ bảng 2.15 cho kết quả phân tích như sau:

1. Về đánh giá có thực hiện hình thức kiểm tra sau các đợt bồi dưỡng:

- Chiếm tỉ lệ mức độ phù hợp cao nhất là hình thức “Làm bài thu hoạch cá nhân”, với tỉ lệ x=2.50 ở CBQL và y=2.25 ở TTBM. Thứ hai là hình thức “Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm”, với tỉ lệ x=2.18 ở CBQL và y=2.21 ở TTBM.

- Hình thức “Đánh giá sản phẩm theo nhóm” cũng có một tỉ lệ mức độ phù hợp khá cao x=2.26, cịn tỉ lệ ở y=2.09. Hình thức kiểm tra bằng “Thao giảng” có tỉ lệ thấp nhất.

- Đối chiếu các tỉ lệ mức độ phù hợp của CBQL và TTBM, ngoại trừ hình thức thao giảng, dễ thấy rằng tỉ lệ mức độ phù hợp có thực hiện ở CBQL ln cao hơn ở TTBM.

2. Về mức độ phù hợp:

- Theo thang đánh giá phù hợp với 3 mức độ, từ 1 đến 3, mức 2 là mức phù hợp. Bảng trên cho thấy, trừ hình thức thao giảng có điểm trung bình phù hợp < 2, các hình

thức kiểm tra cịn lại đều có trung bình > 2, cho phép kết luận các hình thức kiểm tra này là phù hợp.

- Kết quả so sánh điểm trung bình của CBQL và TTBM, chỉ thể hiện sự khác biệt ở hình thức “Làm bài thu hoạch cá nhân”. Các CBQL cho hình thức này là phù hợp hơn, ĐTB của CBQL x= 2.50 so với của TTBM là y=2.25.

Tóm lại, từ kết quả phân tích trên ta có thể thấy rằng khi đối chiếu với nhu cầu bồi dưỡng cho CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện hiện nay thì mức độ phù hợp của các nội dung, hình thức, phương pháp và thời gian bồi dưỡng đối với CBQL chưa đạt theo nhu cầu, vì thế việc triển khai các nội dung sau các đợt bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng vì thế cũng chưa đáp ứng mong đợi của ngành cũng như của CBQL. Do đó để hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện có hiệu quả cần khắc phục những nhược điểm trên để lựa chọn biện pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)