Nâng cao nhận thức của CBQLvà TTBM về hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 107 - 109)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT theo

3.3.1. Nâng cao nhận thức của CBQLvà TTBM về hoạt động bồi dưỡng

CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực

Nhận thức có vai trị quyết định trong việc định hướng cho hành động. Do đó chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của mỗi người. Vì vậy đổi mới sâu sắc nhận thức tư tưởng của mỗi CBQL và CBQLvề hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa thiết thực đầu tiên và quan trọng nhất làm cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả.

3.3.1.1. Mục đích

Làm cho CBQL và TTBM nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực nói riêng, chất lượng bồi dưỡng nói chung. Đó khơng chỉ là nhiệm vụ của cơ quan QLGD các cấp, của Trung tâm mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi CBQL.

Giúp cho Trung tâm thực hiện tốt các chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tăng cường trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đội ngũ CBQL trong tỉnh.

Giúp cho mỗi CBQL THPT có ý thức tự hồn thiện và nâng cao quản lý HĐGD trường THPT nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng và thực tiễn giáo dục trong giai đoạn hiện nay.Từ đó, việc đến học bồi dưỡng là sự say mê, khao khát của học viên chứ không tạo cho học viên cảm giác đi học cho có chứng chỉ.

3.3.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện.

- Xác định mục đích của hoạt động bồi dưỡng CBQL trong giai đoạn mới.

Trong giai đoạn 2015-2020, mục đích của hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT là tập trung tăng cường phát triển cho đội ngũ CBQL nâng cao năng lực quản

lý, chú trọng phát triển năng lực thực hành cho CBQL. Bồi dưỡng theo nhu cầu của CBQL, chuẩn hóa, xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác bồi dưỡng CBQL.

CBQL ở cấp Bộ GD, Sở GD và Trung tâm căn cứ vào tình hình phát triển giáo dục của ngành xác định mục tiêu cần đạt được của giáo dục THPT trong giai đoạn mới và đề ra mục đích chính của cơng tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo năng lực thực hiện. Chỉ đạo và triển khai các nội dung cần bồi dưỡng cho CBQL đến bộ phận phụ trách chuyên môn. Hỗ trợ và tạo các điều kiện cần thiết để hoạt động bồi dưỡng thực hiện có hiệu quả.

Trung tâm triển khai các văn bản, chỉ thị về hoạt động bồi dưỡng của ngành giáo dục về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu thái độ thể hiện trong chương trình- tài liệu; yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chương trình, vận dụng trong quá trình chỉ đạo, quản lý, dạy học. Từ đó xây dựng mục tiêu bồi dưỡng CBQL cho trường THPT.

Mỗi CBQL dựa vào các tiêu chuẩn của người CBQL trong tương lai, xác định những ưu điểm và hạn chế của bản thân để đề ra nhiệm vụ học tập.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL ở các

trường.

Tăng cường phân cấp quản lý trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện cho CBQL ở các trường THPT trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, độc lập và sáng tạo trong tổ chức bồi dưỡng.

Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL vào tiêu chí đánh giá CBQL.

Cấp trên thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình, những cách làm hay từ các cá nhân thực hiện tốt việc quản lý HĐ bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động HĐ bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)