1.3. Hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
1.3.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực
thực hiện
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định cần thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”, trong đó đổi mới thể chế quản lý; tập trung đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng là các nội dung then chốt. Năm 1997, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 3481/QĐ-BGDĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng CBQLGD, trong đó có khung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường mầm non, THPT, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thực hiện Chiến lược phát triển GD và ĐT, trong đó đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá, Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, các địa phương chú trọng công tác bồi dưỡng CBQLGD. Ngày 20/1/2012, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã ký Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình mới được thiết kế theo định hướng tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về lãnh đạo và quản lý GD và ĐT nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.
Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của CBQL trường trung học để thực hiện mục tiêu giáo dục trung học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và theo yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
Trong bối cảnh tăng cường phân cấp quản lý và hội nhập quốc tế, vai trò của CBQL trường phổ thơng có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động, chấp hành các quy định từ trên xuống, hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang quản lí một tổ chức giáo dục có tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và quản lý phải năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GD và ĐT. Dựa theo Quyết định; Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng văn bản chỉ đạo của Sở GD và ĐT, Chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT cơ bản là 360 tiết gồm 5 module; bao gồm 19 chuyên đề được xây dựng chi tiết như sau:
Module 1. Đường lối phát triển giáo dục Việt Nam
Chuyên đề 1. Đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Module 2. Lãnh đạo và quản lý
Chuyên đề 2. Tổng quan về khoa học quản lý và quản lý giáo dục Chuyên đề 3. Quản lý sự thay đổi
Module 3. Quản lý hành chính nhà nước về Giáo dục và Đào tạo
Chuyên đề 4. Quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo
Chuyên đề 5. Quản lý và thực thi hệ thống văn bản quản lý Nhà nước trong GD và ĐT
Chuyên đề 6. Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục phổ thông
Chuyên đề 7. Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông
Module 4. Quản lý nhà trường
Chuyên đề 8. Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông
Chuyên đề 9. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông Chuyên đề 10. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm tại các trường phổ thông
Chuyên đề 11. Quản lý nhân sự trong trường phổ thơng
Chun đề 12. Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông
Chuyên đề 13. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của cá trường phổ thông Chuyên đề 14. Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường
Chuyên đề 15. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường
Module 5. Các kỹ năng hỗ trợ quản lý nhà trường.
Chuyên đề 16. Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp Chuyên đề 17. Kỹ năng ra quyết định
Chuyên đề 18. Kỹ năng làm việc nhóm Chuyên đề 19. Phong cách lãnh đạo
Ngồi ra; Nội dung bồi dưỡng CBQLGD cịn bổ sung thêm một số chương trình bồi dưỡng có tính cập nhật và nâng cao, được biên soạn dưới dạng các chun đề và có tính độc lập tương đối trong công tác bồi dưỡng CBQL trường THPT là:
1)Năng cao NL Quản lý nhân sự trong trường phổ thông là CBQL trường THPT cần thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra trong việc bố trí cơng việc, phân cơng nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ. Quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và CBQL, nâng cao chất lượng đội ngũ, sử dụng hợp lí đội ngũ và nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ phát triển. Chương trình gồm 8 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Một số vấn đề chung về quản lý nhân sự. Chuyên đề 2: Phân tích cơng việc.
Chun đề 3: Xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự. Chuyên đề 4: Tuyển dụng nhân sự.
Chuyên đề 5: Phân công nhân sự. Chuyên đề 6: Bồi dưỡng nhân sự. Chuyên đề 7: Đánh giá nhân sự. Chuyên đề 8: Duy trì nhân sự.
2) Nâng cao năng lực Quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục là vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính là đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đồng tiền. Gánh nặng thực hiện các chính sách tài chính, cải cách tài chính trong giáo dục đang đè lên vai các hiệu trưởng trường THPT. Họ phải đương đầu với một loạt các vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính. Chương trình bồi dưỡng gồm 7 chun đề:
Chuyên đề 1: Một số nội dung cơ bản về luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản liên quan đến cơng tác quản lý chính, tài sản.
Chuyên đề 2: Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục và nhà trường. Chuyên đề 3: Hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
Chun đề 4: Tổ chức cơng tác kế tốn trong trường học.
Chuyên đề 5: Quy trình hạch tốn kế tốn và lập báo cáo tài chính. Chuyên đề 6: Kiểm tra tài chính, kế tốn trong trường học. Chuyên đề 7: Quản lý tài sản trong trường học.
3) Nâng cao năng lực lập kế hoạch chiến lược trường phổ thơng. Chương trình gồm 4 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Một số vấn đề chung về chiến lược và lập kế hoạch chiến lược. Chun đề 2: Phân tích mơi trường
Chuyên đề 3: Xây dựng xứ mạng và tầm nhìn chiến lược
Chuyên đề 4: Xây dựng mục tiêu, giáo dục chiến lược và tổ chức thực hiện - Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.
- Bồi dưỡng cập nhật các văn bản ban hành hằng năm của các cấp, Ngành.