Số người Tỉ lệ % Tổng số Người trả lời Không trả lời Công việc CBQL 46 28.9% 159 3 TTBM 113 71.1% Trình độ đào tạo Cử nhân 114 74.5% 153 9 Thạc sĩ 38 24.8% Tiến sĩ 1 0.7%
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 2 1.3% 151 11 Từ 6 đến 15 năm 50 33.1% Từ 16 đến 25 năm 55 36.4% 25 năm trở lên 44 29.1%
Theo thống kê bảng 2.4 các thành phần, theo công việc đang phụ trách có 46 người (28.9%) là cán bộ quản lý (CBQL), 113 người (71.1%) là tổ trưởng bộ môn (TTBM).
Theo Trình độ đào tạo, có 114 cử nhân, 38 thạc sĩ và 1 tiến sĩ.
Theo thâm niên công tác: Dưới 5 năm có 2 người (1.3%), từ 6 đến 15 năm có 50 người (33.1%), từ 16 đến 25 năm có 55 người và 25 năm trở lên có 44 người (29.1%). Theo kết quả thống kê đội ngũ cán bộ quản lý và tổ trưởng có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%; thâm niên công tác lâu từ 16 năm trở lên đạt tỷ lệ 65,5%. Đó là một phần thuận lợi về cách đánh giá và nhu cầu cần bồi dưỡng những nội dung, kỹ năng nào để đáp ứng những năng lực thực hiện trong quá trình lãnh đạo, quản lý trường THPT hiện nay:
2.2.2. Cách thức xử lý kết quả thống kê và phỏng vấn
* Cách thức xử lý kết quả thống kê:
Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL đáp ứng nhu cầu thực tiễn quản lý trong thời đại hiện nay.
Sau khi thu phiếu thăm dò, tác giả đã dùng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng của hoạt động bồi dưỡng CBQL và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL. Tác giả chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ %, điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng nội dung trả lời của 2 nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó, tác giả so sánh phần trả lời của từng khách thể của cùng một nội dung câu hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.
- Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát như sau: + Điểm TB đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện theo 4 mức:
Từ 3,25 đến 4 : Rất thường xuyên/Rất hiệu quả Từ 2,5 đến cận 3,25 : Thường xuyên/ Hiệu quả Từ 1,75 đến cận 2,5 : Ít thường xuyên/ Ít hiệu quả Từ 1 – cận 1,75: Không thực hiện/ Không hiệu quả
+ Điểm trung bình đánh giá mức tác động, mức cần thiết, mức khả thi theo 3 mức:
Từ 2,34 đến 3: Rất nhiều/ Rất cần thiết/ Rất khả thi Từ 1,67 đến cận 2,34: Nhiều/ Cần thiết/ Khả thi
Từ 1 đến cận 1,67 : Ít/ Không cần thiết/ Không khả thi * Cách thức xử lý kết quả phỏng vấn
Xây dựng phiếu phỏng vấn sâu một số câu hỏi cho nhiều đối tượng đã dự kiến (Lãnh đạo và CBQL Sở GDĐT, CBQL trường THPT, học viên) nhằm để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến công tác bồi dưỡng, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi.
Phỏng vấn sâu một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT, các CBQL cấp phòng của Sở GD&ĐT để thu thập thêm ý kiến về việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng….
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng CBQL theo tiếp cận năng lực thực hiện 2.3.1. Thực trạng về các khóa bồi dưỡng CBQL ở tỉnh Bình Dương 2.3.1. Thực trạng về các khóa bồi dưỡng CBQL ở tỉnh Bình Dương
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT phân cấp cho trung tâm NN-TH và BDNV tỉnh từ năm 2012 đến nay đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho tất cả hiệu trưởng các trường THPT, THCS, TH và cán bộ chủ chốt các Phòng GD- ĐT theo nhiều nội dung như: Quản lý ngân sách, nâng cao năng lực CBQL, bồi dưỡng quản lý tài chính - tài sản, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bồi dưỡng dạy học sáng tạo và xử lý xung đột trong nhà trường... và các nội dung để thực hiện chủ trương “Đổi mới toàn diện nhà trường” chương trình hiện đã được mở rộng đến cho toàn bộ CBQL các bậc học, góp phần tạo những tiền đề cơ bản để tiến hành “Đổi mới toàn diện nhà trường”.