Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 105 - 107)

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện có thể là tồn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hồn tồn nhưng khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có. Sự kế thừa có tính chọn lọc, sáng tạo, có bổ sung những vấn đề mới, đồng thời bỏ qua những yếu tố lạc hậu, không phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nhằm mang lại hiệu quả trong quản lý.

Hoạt động bồi dưỡng phải đề ra được những nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn, thời điểm bồi dưỡng. Nhiệm vụ trọng tâm giúp người quản lý đầu tư tìm ra những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu khoa học GD, khoa học quản lý và các khoa học liên quan. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là yêu cầu chung đối với việc đề xuất các biện pháp. Vì vậy các biện pháp quản lý đều phải căn cứ vào những yêu cầu và tình hình giáo dục thực

tiễn ở địa phương. Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải nêu cụ thể những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chú trọng tới yêu cầu phát triển kỹ năng thực hành và liên hệ vận dụng vào thực tiễn quản lý dạy học – giáo dục.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT của Trung tâm. Việc đề xuất phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lượng. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động bồi dưỡng và các yếu tố, thành viên tham gia vào việc quản lý hoạt động bồi dưỡng ở Trung tâm: Ban giám đốc, phòng Đào tạo, phịng Hành chính-Quản trị và các đơn vị liên kết cho hoạt động bồi dưỡng. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu khơng tất cả các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện đề xuất đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý. Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục đào tạo bồi dưỡng CBQLGD. Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phù hợp với thực tế, được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hồn chỉnh để ngày càng hồn thiện. u cầu tính khả thi địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra).

Tính khả thi đề xuất biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)