Năm
học Đối tượng Tổng số Xuất sắc Khá
Trung
bình Kém xếp loại Không
2015- 2016
Chuẩn Hiệu trưởng
2015-2016 28 4 20 4 0 0 Tỷ lệ % 100 14.3 71.4 14.3 - - Chuẩn Phó Hiệu trưởng THPT 2015-2016 66 63 3 0 0 0 Tỷ lệ % 100 95 5 - - - 2016- 2017
Chuẩn Hiệu trưởng
2016-2017 28 19 9 0 0 0 Tỷ lệ % 100 67.9 32.1 - - - Chuẩn Phó Hiệu trưởng THPT 2016-2017 70 55 15 0 0 0 Tỷ lệ % 100 78.6 21.4 - - -
Theo bảng 2.3 tổng hợp xếp loại chuẩn Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường THPT tỉnh Bình Dương năm học 2015-2016 và 2016-2017 ta thấy đa số cán bộ quản lý các trường THPT tỷ lệ xếp loại xuất sắc cao 71,2% năm 2015-2016 và 75,5% năm 2016-2017. Đội ngũ CBQL có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể cán bộ, CBQL, nhân viên tín nhiệm; có trình độ chuyên môn sư phạm cao, tâm huyết với nghề nghiệp và có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý giáo dục.. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục xếp loại chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng loại khá, trung bình chiếm tỷ lệ 28,8% năm 2015-2016; 24,5% năm 2016-2017 do bị tác động bởi những tiêu cực của kinh tế thị trường, làm giảm sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Thầy C1; thầy C2; thầy C3 và thầy C4 có đánh giá chung là năng lực đội ngũ CBQL trường THPT vẫn còn hạn chế nhất định, chưa thật vững vàng cịn thiếu tính chuyên nghiệp. Điều hành quản lý dựa vào kinh nghiệm, ít vận dụng khoa học quản lý, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch…
Còn những hạn chế trên một phần do các CBQL không được đào tạo cơ bản về công tác quản lý, chủ yếu được bổ nhiệm sau một quá trình tự học, chưa được chuẩn bị đầy đủ tâm thế trước khi nhận nhiệm vụ, năng lực và kỹ năng của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập cho nên trong quá trình thực thi nhiệm vụ không tránh khỏi bị động, lúng túng, vướng mắc. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện là yêu cầu bức thiết kể cả trước mắt và lâu dài.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Về mẫu nghiên cứu 2.2.1. Về mẫu nghiên cứu
Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, tác giả chọn ngẫu nhiên 16 trường THPT của tỉnh Bình Dương theo tiêu chí: khu vực trung tâm tỉnh TP.Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và huyện Phú Giáo.
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng CBQL và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL ở các trường THPT, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể: Nhóm CBQL: gồm 46 HT, phó HT; Nhóm TTBM: gồm 116