Khái quát về đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 48)

2.1.1. Đặc điểm tình hình chung tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được thành lập vào ngày 1/1/1997 tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ. Diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh có 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) [36].

Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ ngày tái lập tỉnh (1/1/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa qua những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Bình Dương cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước tập trung các cơ quan hành chính vào toà tháp đôi 23 tầng với tên gọi Trung tâm hành chính tập trung, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/2/2014.

Trong ngày đầu tiên của năm mới 2017, chiều 1/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương - một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước và cũng là 1 trong 13 địa phương có điều tiết ngân sách về Trung ương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

nói “Chính phủ kỳ vọng Bình Dương trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất của cả nước trong nhiệm kỳ này, Bình Dương sẽ giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm”. Để đạt được tầm nhìn này, theo Thủ tướng, điểm cốt lõi nhất là phải tạo đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện tốt hơn kết nối hạ tầng giữa đô thị của tỉnh và cả vùng.

2.1.2. Đặc điểm tình hình chung giáo dục THPT tỉnh Bình Dương

Trong những năm qua, tỉnh thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác đến làm việc, sinh sống, do đó tỷ lệ tăng dân số cơ học phát triển nhanh dẫn đến số lượng học sinh hàng năm tăng cao.

Bảng 2.1. Thống kê số trường, lớp, CBQL, số học sinh THPT năm học 15 - 16 và 16 - 17 Năm học Số trường Số lớp Số CBQL Số học sinh Tổng cộng THPT Tổng cộng THPT Tổng cộng THPT Tổng cộng THPT 2015-2016 566 34 8.553 700 13.538 94 357.446 23.538 2016-2017 601 34 8.680 744 14.395 98 388.414 25.098

(Nguồn Báo cáo Sở GD- ĐT Bình Dương năm học 2015-2016 và 2016-2017)

Theo bảng 2.1 thống kê trên tính đến cuối năm học 2016-2017, toàn ngành giáo dục và Đào tạo có 601 trường học và trung tâm GD thường xuyên (tăng 35 trường so với năm học 2015-2016); trong đó có 18 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số học sinh, sinh viên các cấp học là 388.414 (tăng 30.960 học sinh so với năm học 2015-2016). Toàn tỉnh có 300 trường học được lầu hóa, đạt tỷ lệ 50,67%; 236 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 63,8%. Đối với các trường THPT về số trường so với năm học 2015-2016 không tăng, nhưng về số lớp học năm học 2016- 2017 tăng 44 lớp, số CBQL tăng 78 CBQL và số học sinh tăng hơn 1560 em. Tạo nên khó khăn lớn cho các nhà quản lý về cơ sở vật chất, bố trí CBQL phân bổ cho phù hợp với số lớp học và sĩ số các lớp nhiều hơn theo qui định. Nhưng không phải vì những khó khăn trên làm chất lượng và hiệu quả thấp đi mà ngược lại chất lượng và hiệu quả GDĐT được nâng lên, thể hiện kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2017 đạt 99,88% học

sinh tốt nghiệp (cao hơn 5,72% so với kỳ thi năm 2016), có tỷ lệ cao đứng thứ 2 các tỉnh, thành có điểm trung bình cao nhất nước.

2.1.3. Đánh giá chung về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THPT tỉnh Bình Dương trường THPT tỉnh Bình Dương Bảng 2.2. Bảng thống kê về số lượng và trình độ CBQL THPT Năm học Tổng số CBQL Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác Tin học Ngoại ngữ LLCT QLNN QLGD Chuẩn Trên chuẩn <5 năm 5-20 năm > 20 năm 2015-2016 94 69 25 0 37 57 94 93 57 11 71 Tỷ lệ % 73,4 26,6 0 39,4 60,6 100 98,9 60,6 11,7 75,5 2016-2017 98 69 29 0 48 50 98 97 73 11 90 Tỷ lệ % 70,5 29,5 0 49 51 100 98,9 74,4 11,2 91,8

(Nguồn Báo cáo phòng TCCB Sở GD- ĐT Bình Dương 2015-2016 và 2016-2017)

Theo bảng 2.2 thống kê về số lượng và trình độ CBQL THPT thì:

- Về số lượng: Nhìn chung, đội ngũ CBQL THPT ở tỉnh Bình Dương hiện nay về cơ bản đã đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo biên chế theo quy định về qui mô trường THPT hiện nay. Tuy nhiên, việc phân bố CBQL vẫn chưa phù hợp, nhiều nơi vẫn còn tình trạng thừa, thiếu CBQL.

- Về chất lượng:

Trong những năm qua đội ngũ CBQL trường THPT đã có nhiều cố gắng nâng cao về trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông. Hàng năm, 98% số cán bộ quản lý tham gia học bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo các chuyên đề đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp quản lý mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã triển khai trong công tác quản lý của CBQL ở các trường, đặc biệt là các trường trọng điểm của tỉnh. Nhà nước và ngành giáo dục trong nhiều năm qua đã rất nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động, nhiều loại hình bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ CBQL, giúp họ có khả năng đáp

ứng với những yêu cầu mới. Do vậy, tỷ lệ CBQL đạt chuẩn ở các bậc học ngày càng được nâng cao hơn (Tỉ lệ CBQL đạt chuẩn của tỉnh là 100%).Tuy nhiên tỉ lệ CBQL đạt trình độ trên chuẩn lại khá thấp (29,5%), vẫn còn một bộ phận CBQL năng lực, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu hội nhập quốc tế. Đánh giá của Sở GD-ĐT cho thấy đa số CBQL hiện nay đều có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ trên chuẩn. Tuy nhiên, rất ít CBQL áp dụng được những điều mình đã học vào thực tế giảng dạy. Bên cạnh đó, việc đi học thêm sau đại học của CBQL hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do.

Như vậy, trình độ chuyên môn của các nhà quản lý đều đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%, còn trình độ quản lý giáo dục vẫn chưa đạt 100%. Hiện nay, đa số CBQL các trường THPT chưa đạt chuẩn về quản lý nhà nước, đa số CBQL chỉ được bồi dưỡng lớp QLGD là chính. Trong số CBQL thì CBQL học cao cấp chính trị hành chính, CBQL có chứng chỉ về quản lý nhà nước thì quá thấp. Đây là khó khăn để các nhà QLGD đổi mới quản lý và để quản lý sự đổi mới trong giáo dục giai đoạn hiện nay của tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả xếp loại chuẩn Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

Năm

học Đối tượng Tổng số Xuất sắc Khá

Trung

bình Kém xếp loại Không

2015- 2016

Chuẩn Hiệu trưởng

2015-2016 28 4 20 4 0 0 Tỷ lệ % 100 14.3 71.4 14.3 - - Chuẩn Phó Hiệu trưởng THPT 2015-2016 66 63 3 0 0 0 Tỷ lệ % 100 95 5 - - - 2016- 2017

Chuẩn Hiệu trưởng

2016-2017 28 19 9 0 0 0 Tỷ lệ % 100 67.9 32.1 - - - Chuẩn Phó Hiệu trưởng THPT 2016-2017 70 55 15 0 0 0 Tỷ lệ % 100 78.6 21.4 - - -

Theo bảng 2.3 tổng hợp xếp loại chuẩn Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường THPT tỉnh Bình Dương năm học 2015-2016 và 2016-2017 ta thấy đa số cán bộ quản lý các trường THPT tỷ lệ xếp loại xuất sắc cao 71,2% năm 2015-2016 và 75,5% năm 2016-2017. Đội ngũ CBQL có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể cán bộ, CBQL, nhân viên tín nhiệm; có trình độ chuyên môn sư phạm cao, tâm huyết với nghề nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục.. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục xếp loại chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng loại khá, trung bình chiếm tỷ lệ 28,8% năm 2015-2016; 24,5% năm 2016-2017 do bị tác động bởi những tiêu cực của kinh tế thị trường, làm giảm sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Thầy C1; thầy C2; thầy C3 và thầy C4 có đánh giá chung là năng lực đội ngũ CBQL trường THPT vẫn còn hạn chế nhất định, chưa thật vững vàng còn thiếu tính chuyên nghiệp. Điều hành quản lý dựa vào kinh nghiệm, ít vận dụng khoa học quản lý, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch…

Còn những hạn chế trên một phần do các CBQL không được đào tạo cơ bản về công tác quản lý, chủ yếu được bổ nhiệm sau một quá trình tự học, chưa được chuẩn bị đầy đủ tâm thế trước khi nhận nhiệm vụ, năng lực và kỹ năng của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập cho nên trong quá trình thực thi nhiệm vụ không tránh khỏi bị động, lúng túng, vướng mắc. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện là yêu cầu bức thiết kể cả trước mắt và lâu dài.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Về mẫu nghiên cứu 2.2.1. Về mẫu nghiên cứu

Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, tác giả chọn ngẫu nhiên 16 trường THPT của tỉnh Bình Dương theo tiêu chí: khu vực trung tâm tỉnh TP.Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và huyện Phú Giáo.

Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng CBQL và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL ở các trường THPT, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể: Nhóm CBQL: gồm 46 HT, phó HT; Nhóm TTBM: gồm 116

Bảng 2.4. Thống kê thành phần mẫu khảo sát Số người Tỉ lệ % Tổng số Người trả lời Không trả lời Công việc CBQL 46 28.9% 159 3 TTBM 113 71.1% Trình độ đào tạo Cử nhân 114 74.5% 153 9 Thạc sĩ 38 24.8% Tiến sĩ 1 0.7%

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm 2 1.3% 151 11 Từ 6 đến 15 năm 50 33.1% Từ 16 đến 25 năm 55 36.4% 25 năm trở lên 44 29.1%

Theo thống kê bảng 2.4 các thành phần, theo công việc đang phụ trách có 46 người (28.9%) là cán bộ quản lý (CBQL), 113 người (71.1%) là tổ trưởng bộ môn (TTBM).

Theo Trình độ đào tạo, có 114 cử nhân, 38 thạc sĩ và 1 tiến sĩ.

Theo thâm niên công tác: Dưới 5 năm có 2 người (1.3%), từ 6 đến 15 năm có 50 người (33.1%), từ 16 đến 25 năm có 55 người và 25 năm trở lên có 44 người (29.1%). Theo kết quả thống kê đội ngũ cán bộ quản lý và tổ trưởng có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%; thâm niên công tác lâu từ 16 năm trở lên đạt tỷ lệ 65,5%. Đó là một phần thuận lợi về cách đánh giá và nhu cầu cần bồi dưỡng những nội dung, kỹ năng nào để đáp ứng những năng lực thực hiện trong quá trình lãnh đạo, quản lý trường THPT hiện nay:

2.2.2. Cách thức xử lý kết quả thống kê và phỏng vấn

* Cách thức xử lý kết quả thống kê:

Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL đáp ứng nhu cầu thực tiễn quản lý trong thời đại hiện nay.

Sau khi thu phiếu thăm dò, tác giả đã dùng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng của hoạt động bồi dưỡng CBQL và quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL. Tác giả chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ %, điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng nội dung trả lời của 2 nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó, tác giả so sánh phần trả lời của từng khách thể của cùng một nội dung câu hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.

- Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát như sau: + Điểm TB đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện theo 4 mức:

Từ 3,25 đến 4 : Rất thường xuyên/Rất hiệu quả Từ 2,5 đến cận 3,25 : Thường xuyên/ Hiệu quả Từ 1,75 đến cận 2,5 : Ít thường xuyên/ Ít hiệu quả Từ 1 – cận 1,75: Không thực hiện/ Không hiệu quả

+ Điểm trung bình đánh giá mức tác động, mức cần thiết, mức khả thi theo 3 mức:

Từ 2,34 đến 3: Rất nhiều/ Rất cần thiết/ Rất khả thi Từ 1,67 đến cận 2,34: Nhiều/ Cần thiết/ Khả thi

Từ 1 đến cận 1,67 : Ít/ Không cần thiết/ Không khả thi * Cách thức xử lý kết quả phỏng vấn

Xây dựng phiếu phỏng vấn sâu một số câu hỏi cho nhiều đối tượng đã dự kiến (Lãnh đạo và CBQL Sở GDĐT, CBQL trường THPT, học viên) nhằm để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến công tác bồi dưỡng, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi.

Phỏng vấn sâu một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT, các CBQL cấp phòng của Sở GD&ĐT để thu thập thêm ý kiến về việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng….

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng CBQL theo tiếp cận năng lực thực hiện 2.3.1. Thực trạng về các khóa bồi dưỡng CBQL ở tỉnh Bình Dương 2.3.1. Thực trạng về các khóa bồi dưỡng CBQL ở tỉnh Bình Dương

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT phân cấp cho trung tâm NN-TH và BDNV tỉnh từ năm 2012 đến nay đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho tất cả hiệu trưởng các trường THPT, THCS, TH và cán bộ chủ chốt các Phòng GD- ĐT theo nhiều nội dung như: Quản lý ngân sách, nâng cao năng lực CBQL, bồi dưỡng quản lý tài chính - tài sản, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bồi dưỡng dạy học sáng tạo và xử lý xung đột trong nhà trường... và các nội dung để thực hiện chủ trương “Đổi mới toàn diện nhà trường” chương trình hiện đã được mở rộng đến cho toàn bộ CBQL các bậc học, góp phần tạo những tiền đề cơ bản để tiến hành “Đổi mới toàn diện nhà trường”.

Bảng 2.5. Tổng số CBQL đã tham gia các khóa bồi dưỡng

Khóa bồi dưỡng Đã tham dự khóa

bồi dưỡng Tỉ lệ % Tổng số Người tham gia Tỉ lệ % Chuyên môn CBQL 45 97.8% 151 95.0% TTBM 106 93.8% Ngoại ngữ CBQL 33 71.7% 115 72.3% TTBM 82 72.6% Chính trị, pháp luật CBQL 36 78.3% 36 17.5% TTBM 0 100% Sư phạm CBQL 30 65.2% 109 68.6% TTBM 79 69.9% Tin học CBQL 33 71.7% 117 73.6% TTBM 84 74.3% Nghiệp vụ quản lý CBQL 42 91.3% 87 54.7% TTBM 45 39.8%

Theo kết quả khảo sát bảng 2.5 trong 6 khóa bồi dưỡng kể trên, khóa bồi dưỡng chuyên môn có tỉ lệ người tham dự cao nhất (95%); CBQL chiếm 97.8% và TTBM có 93.8%. Khóa bồi dưỡng tin học tỉ lệ 73.6%. Khóa bồi dưỡng ngoại ngữ. có 72.3% CBQL và TTBM tham gia. Khóa bồi dưỡng sư phạm có 68.6% người tham gia.

- Điểm đáng lưu ý là tỉ lệ % CBQL và TTBM đã tham gia ở 4 khóa bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh bình dương theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)