tiếp cận năng lực thực hiện.
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
Nhận thức một bộ phận cán bộ quản lý chưa chủ động cao trong công tác, chưa xem hoạt động quản lý bồi dưỡng là nhiệm vụ. Trình độ chun mơn đội ngũ CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng không được đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục, kỹ năng điều hành quản lí cịn bất cập. Một số giảng viên của trường CBQLGD thực hiện bồi dưỡng cịn nặng về trình bày lý thuyết, thiếu thực tiễn nên chưa tạo lôi cuốn cho người học là yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức bồi dưỡng.
Trình độ, năng lực, điều kiện của học viên tham dự các lớp bồi dưỡng CBQL các trường THPT về trình độ chun mơn, được bổ nhiệm quản lý do có chun mơn cao đạt chuẩn và trên chuẩn, được tín nhiệm của tập thể nhà trường nhưng chưa qua đào tạo quản lý, chưa coi trọng việc hoạt động bồi dưỡng CBQL, tham gia bồi dưỡng vì bắt buộc, nên đi trể về sớm… Tính chun nghiệp chưa cao, đặc biệt trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các lĩnh vực còn hạn chế. Đa số còn làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chưa chú trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động. Điều kiện tham gia của một số trường THPT trên địa bàn khoảng cách xa với trung tâm nên đi lại gặp khó khăn, thời gian ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bồi dưỡng.
Môi trường học tập cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý. Bầu khơng khí làm việc trong trung tâm chân tình, thân ái, tất cả vì học viên, nội bộ đồn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của trung tâm.
Điều kiện CSVC cũng đóng vai trị rất quan trọng. Nếu CSVC không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại thì khơng thể nâng cao chất lượng. Các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng bao gồm CSVC, phịng bộ mơn, thư viện, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng... Trong quá trình hoạt động, trung tâm cần chú trọng xây dựng các kế hoạch nguồn tài chính nhằm bảo trì, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đồng bộ, đón đầu giúp cho hiệu quả công tác bồi dưỡng đạt chuẩn đề ra. Đây là điều kiện, là động lực thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng đạt chất lượng và hiệu quả.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như hệ thống văn bản QPPL đối với công tác đào tạo bồi dưỡng: Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng CBQLGD đối với nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong thời kỳ chấn hưng đất nước bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án…:
- Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam 2011-2020.
- Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD”.
- Đề án: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"….
Với hệ thống văn bản pháp qui đã mở ra cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng một cơ hội lớn, cơ hội trở thành trung tâm chịu trách nhiệm về sự phát triển chất lượng cho đội ngũ cán bộ, CBQL, là trung tâm đổi mới về: chất lượng giảng dạy, phương pháp dạy học….
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông: CNTT làm thay đổi sâu
sắc bản chất của lao động ở tất cả các ngành nghề. Các CBQL trường THPT phải được bồi dưỡng tốt để họ có thể xử lý thơng tin tốt. Trung tâm phải sử dụng và dựa vào CNTT truyền thông để dạy – học và quản lý, tạo các trang web phục vụ dạy và học. Muốn tận dụng được lợi thế của CNTT và truyền thông trong dạy và học, đòi hỏi người Giám đốc phải quan tâm đầu tư nhất định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (phòng, máy, điện).
Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của Ngành: Cơ chế, chính sách
quản lý của Nhà nước, ngành thể hiện qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mẫu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo và bồi dưỡng.
Yếu tố cạnh tranh trên thị trường lao động: Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành
GD&ĐT cần có lực lượng lao động có tri thức cao so với mặt bằng dân trí. Tuy nhiên, các chính sách về đãi ngộ thì chưa được tương xứng, vì vậy việc duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng trong giai đoạn đổi mới giáo dục là vơ cùng khó khăn.
Giáo dục Việt Nam thế kỉ XXI cần có những thay đổi nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế cạnh tranh, kết quả tất yếu của q trình tồn cầu hóa. Điều này địi hỏi người CBQL phải phát triển những kĩ năng mới, mới hơn những gì mà các hệ thống giáo dục hiện hành đang trang bị. Do đó việc bồi dưỡng phải có tác dụng giúp cho các CBQL trường THPT có khả năng đối mặt với những vấn đề mới mẻ về các cơ hội và thử thách, lợi ích và rủi ro trong quá trình hợp tác phát triển giáo dục song phương hay đa phương. Khả năng nhận diện, chủ động đón bắt và quản lý sự thay đổi,
những hiểu biết về văn hóa các quốc gia, kĩ năng giao tiếp, đàm phán quốc tế, tổ chức giáo dục học sinh có các kiến thức, kĩ năng để hội nhập và phát triển… là những nội dung mới đối với người CBQL trường THPT hiện nay.
Cơng tác bồi dưỡng mặc dù đã có những cố gắng đổi mới nhưng vẫn cịn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng. Việc bồi dưỡng nhìn chung vẫn cịn nặng về lý thuyết, tính ứng dụng khơng cao. Nội dung và thời lượng khung cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục thay đổi nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng trường (điều kiện đặc thù, tính chất, trình độ phát triển rất khác nhau. Thêm vào đó là chế độ chính sách cho người được cử đi bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, các khái niệm cơ bản sau đã được hệ thống hóa:
Quản lý là q trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm đạt được mục tiêu đích của tổ chức.
Năng lực thực hiện là các tổ hợp của ba thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà mỗi cá nhân có để hồn thành được những nhiệm vụ và công việc đạt chuẩn trong những điều kiện nhất định.
Hoạt động bồi dưỡng là quá trình biến đổi và cập nhật hóa kiến thức cịn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc thêm về nghiệp vụ, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng dưỡng CBQL THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện là sự tác động của các chủ thể quản lý thông qua công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, góp phần chuẩn hóa đội ngũ quản lý, đáp ứng yêu cầu giáo dục trung học phổ thông.
Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT gồm:
* Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng CBQL THPT * Tổ chức thực hiện theo kế hoạch
* Chỉ đạo điều phối công việc
* Giám sát kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng * Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng
Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện có ý nghĩa quan trọng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho CBQL. Mục tiêu chủ yếu của quản lý hoạt động bồi dưỡng là tăng chất lượng bồi dưỡng, làm cho kết quả bồi dưỡng của khóa học sau cao hơn khóa học trước.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2015-2017