THPT ở Tỉnh Bình Dương theo tiếp cận năng lực thực hiện.
Để tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trên, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của CBQL và TTBM về những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.21. Những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng STT Yếu tố tác động Mức độ tác động Mức độ tác động Toàn mẫu Thứ hạng CBQL TTBM Kết quả Y So sánh 1 Lãnh đạo ngành Giáo dục và BGĐ trung tâm nhận thức sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng CBQL
3.27 1 3.37 3.24 1.59
2
Nhận thức chưa đồng bộ của CBQL (về nhu cầu, động cơ và thái độ học tập)
2.97 6 3.13 2.92 2.19
3
Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của CBQL
3.04 3 3.15 3.00 1.48
4
Sự tổ chức, chỉ đạo sâu sát của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dưỡng CBQL
3.01 4 2.96 3.05 0.56
5
Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chưa thiết thực
3.12 2 3.20 3.10 0.68
6
Đội ngũ giảng viên thiếu thuyết phục, chưa phát huy tính năng động, chủ động, tự học của học viên
2.92 9 2.83 2.98 1.34
7
Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện chưa đáp ứng đủ cho hoạt động bồi dưỡng
2.95 7 2.96 2.96 0.001
8
Xây dựng các chế độ chính sách chưa thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng CBQL
2.92 9 2.78 2.99 2.80
9
Sự phối hợp với các đơn vị liên ngành trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng CBQL.
2.95 7 2.83 3.01 2.07
10 Xây dựng bộ máy nhân lực tổ
Nhận xét theo kết quả khảo sát trong bảng 2.21 thứ tự các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL từ cao xuống thấp như sau :
- Lãnh đạo ngành giáo dục và BGĐ trung tâm nhận thức sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện có mức ảnh hưởng cao nhất trong 10 thứ hạng 1.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.23 cho thấy mức độ tác động CBQL và TTBM là (x=3.37; y = 3.24) đánh giá yếu tố này có tác động rất nhiều đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng. Đây cũng là yếu tố được đánh giá là có tác động lớn nhất đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng bởi lẽ nhận thức sẽ định hướng cho hành động. Khi lãnh đạo Sở GDĐT và BGĐ của Trung tâm thấy tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng cho CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương thì công tác chỉ đạo, tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất sẽ đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng. Ban giám đốc Trung tâm cần tìm hiểu thực tế các kiến thức CBQL cần bổ sung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng . Hiện nay công tác điều tra, tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của CBQL chưa được coi trọng. Bên cạnh đó, giảng viên có học hàm học vị cao nhưng đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của học viên; bài giảng thiên về lí thuyết nhiều, ít tính thực tiễn, ít chia sẻ kinh nghiệm. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hoạt động bồi dưỡng CBQL thời gian qua chưa thiết thực và chưa đáp ứng theo nhu cầu.
- Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện có mức ảnh hưởng thứ 2
Theo bảng khảo sát thì mức độ tác động CBQL và TTBM là (x= 3.20; y= 3.10) đánh giá rằng yếu tố này tác động rất nhiều đến hiệu quả bồi dưỡng và là nguyên nhân quan trọng thứ hai làm ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL thời gian qua. Một số nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế giảng dạy, còn mang nặng lý thuyết, chưa xoáy sâu vào trọng tâm chương trình học; phương pháp và hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa phát huy được tính tính cực tự bồi dưỡng của CBQL, không thu hút được sự chú ý của CBQL. Chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng chưa được xác định rõ ràng, việc kiểm tra, đánh giá CBQL sau các
đợt bồi dưỡng chưa thực hiện nghiêm túc và chất lượng vì thế CBQL chưa có nhu cầu, động lực và trách nhiệm trong các đợt bồi dưỡng.
- Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
Kết quả thống kê cho thấy mức độ tác động CBQL và TTBM là (x= 3.15; y= 3.0) cho rằng xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ. Đây là nguyên nhân phụ thuộc phần lớn vào năng lực và phương cách của người quản lý. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và BDNV tỉnh Bình Dương đặc biệt là BGĐ và phòng Đào tạo thường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL đại trà mà chưa quan tâm về “nhu cầu thực tế trong việc quản lý trường THPT cần bổ sung bồi dưỡng những kiến thức gì, tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập” của CBQL, dẫn đến sự không đồng đều về nhận thức và động cơ học tập của CBQL.
- Sự tổ chức, chỉ đạo sâu sát của các cấp QLGD về hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
Kết quả thống kê cho thấy mức độ tác động CBQL và TTBM là (x= 2.96; y= 3.05) cho rằng sự tổ chức chỉ đạo sâu sát của các cấp QLGD sẽ tác động nhiều đến hiệu quả quản lý. Điều đó có nghĩa là hoạt động bồi dưỡng CBQL sẽ được triển khai mạnh mẽ và tập trung khi có sự chỉ đạo và tổ chức từ các cấp QLGD. Công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng CBQL trường THPT đã được các cấp QLGD chú ý khi bước đầu triển khai Đề án “Đảm bảo nguồn nhân lực ngành Giáo dục và Đào tao giai đoạn 2016- 2020” đã tạo góp phần tạo điều kiện cho hoạt động tổ chức bồi dưỡng CBQL trường THPT. Mặc dù công việc này đã được thể chế hoá thông qua một hệ thống các văn bản, tuy nhiên trong thực tế, việc bồi dưỡng lại không có chế tài đánh giá cụ thể, có kiểm tra hay không cũng vậy thôi. Bởi vì, quá trình đánh giá kết quả sau đợt bồi dưỡng lại chưa có văn bản pháp lý cụ thể để xử lý những người chưa đạt yêu cầu.
- Xây dựng bộ máy nhân lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
Kết quả thống kê cho thấy mức độ tác động CBQL và TTBM là (x= 2.94; y = 3.04). Việc xây dựng bộ máy nhân lực để tổ chức hoạt động bồi dưỡng sẽ tác động nhiều đến chất lượng bồi dưỡng. Có bộ phận chuyên trách và đội ngũ giảng viên cơ hữu của trung tâm cho công tác này thì chất lượng sẽ đảm bảo. Trong thực tế, phần lớn cán bộ phụ trách công tác bồi dưỡng làm việc chưa chuyên sâu và chưa qua đào tạo về quản lý giáo dục cho nên mức độ chủ động, tổ chức hiệu quả hoạt động bồi dưỡng thường thiếu chiều sâu và thiếu chất lượng.
- Nhận thức chưa đồng bộ của CBQL (về nhu cầu, động cơ và thái độ học tập) hoạt động bồi dưỡng hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện
Kết quả thống kê cho thấy mức độ tác động CBQL và TTBM là (x= 3.13; y= 2.92) cho rằng nhận thức chưa đồng bộ của CBQL đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Nhiều CBQL hiện nay tự hài lòng với những kiến thức có sẵn, không có động cơ phấn đấu nâng cao trình độ, an tâm với bằng cấp. Hơn nữa, do chế độ lương bổng của ngành giáo dục hiện nay quá thấp nên CBQL không thể tập trung hoàn toàn vào việc phấn đấu nâng cao trình độ. Ngoài ra, ở một số trường chưa có chế độ ưu tiên, khen thưởng, động viên tạo điều kiện thỏa đáng cho CBQL học tập nâng cao trình độ. Nhiều CBQL chưa nhận thức được nhu cầu, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia bồi dưỡng vì thế chưa có động lực học tập tích cực. Chính vì điều đó đã khiến cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng thời gian qua chưa thành công.
Đội ngũ giảng viên thiếu thuyết phục, chưa phát huy tính tự học của học viên cũng có tác động nhiều đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng. Thời gian qua, đội ngũ giảng viên chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình trong việc bồi dưỡng CBQL, một số giảng viên không trực tiếp tham gia công tác quản lý trường THPT nên chủ yếu hướng dẫn những lý thuyết suông, thiếu tính thực tế. Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện chưa đáp ứng đủ cho hoạt động bồi dưỡng, mức độ tác động của yếu tố cơ sở vật chất và điều kiện phương tiện đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng là tương đối khá cao. Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học hiện đại sẽ góp phần cho Trung tâm, giảng viên và CBQL tham gia học tập đạt hiệu quả hơn. Xây dựng các chế độ chính sách chưa thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng CBQL và TTBM
đánh giá rằng việc xây dựng các chế độ chính sách cho hoạt động bồi dưỡng cho CBQL thời gian qua chưa thỏa đáng. Chưa có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho trung tâm và CBQL tham gia bồi duõng về mặt vật chất để thực hiện tốt các lớp bồi dưỡng. Việc động viên khen thưởng rất hạn chế đã làm giảm sự nhiệt tình và động lực cho CBQL tham gia bồi dưỡng.
Thực tế lâu nay hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện chưa được triển khai bồi dưỡng những năng lực và kỹ năng cần cho nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý các trường THPT. Cần có một chiến lược bồi dưỡng cán bộ CBQL với các hành động cụ thể, thiết thực, đưa vào nghị quyết, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm của các cấp, các ngành liên quan.