STT Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng Mức độ thường xuyên
(TX) Mức độ hiệu quả (HQ) Tương quan CBQL TTBM So sánh CBQL TTBM So sánh TX - HQ Y F Y F R
1 Tìm hiểu về nhu cầu
bồi dưỡng của CBQL 2.24 2.08 2.47 2.25 2.07 3.60
0.58 (**)
2
Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng CBQL
2.18 2.20 0.04 2.14 2.13 0.00 0.59
(**)
3 Chọn lựa đối tượng
tham gia bồi dưỡng 2.42 2.31 0.96 2.48 2.28 3.31
0.56 (**)
4
Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng CBQL của Bộ, Sở 2.28 2.31 0.05 2.26 2.27 0.01 0.50 (**) 5 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL
trong kế hoạch hoạt động năm học của trung tâm 2.59 2.42 2.73 2.51 2.39 1.31 0.59 (**) 6 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho cả năm học
2.29 2.30 0.01 2.32 2.24 0.55 0.56 (**)
Trung bình chung = 2.29 2.26
Chú thích: Kết quả kiểm nghiệm tương quan R: Dấu (**) cho biết hệ số tương quan có ý nghĩa ở xác suất 1%.
Kết quả đánh giá điểm trung bình chung của 6 mục trong bảng 2.17 phần I “Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng” là 2.29 và 2.26 cho thấy công tác này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Các trị số F so sánh trung bình của CBQL và TTBM trong bảng trên không đủ lớn để bác bỏ giả thuyết thống kê H0, nghĩa
là đánh giá của CBQL và TTBM ở 6 mục này là khơng có khác biệt. Về mối tương quan giữa việc thực hiện và kết quả thực hiện, bảng trên cho biết các hệ số R đều có tương quan ý nghĩa ở mức xác suất 1%. Tuy nhiên các hệ số tương quan này có độ lớn từ 0.50 đến 0.58 nên tương quan chỉ ở mức trung bình.
Các nội dung cụ thể được đánh giá như sau:
- Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của CBQL
Để việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, thu hút được đơng đảo CBQL tham gia và có tính khả thi thì cơng tác tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng và thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng CBQL của CBQL là rất quan trọng. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, CBQL và TTBM đánh giá công tác này được trung tâm thực hiện thường xun có hiệu quả nhưng khơng cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và động lực học tập của CBQL. Một khi CBQL khơng u thích nội dung bồi dưỡng, bị áp đặt và có tâm lý thờ ơ, thụ động, đối phó thì việc bồi dưỡng cho CBQL coi như thất bại, có nghĩa là cơng tác xây dựng kế hoạch sẽ khơng thiết thực và ít hiệu quả. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá của CBQL và TTBM về hiệu quả thực hiện công tác này ở trung tâm.
Tác giả phỏng vấn với thầy N.V.S_HT trường Chuyên HV và cơ Tr_PHT trường T.V.O những khó khăn trong quản lý hoạt động bồi dưỡng là việc tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của CBQL trường THPT do mức độ thực hiện chưa đều đặn và ít hiệu quả, khơng có thời gian và nhân lực để thực hiện điều tra khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của CBQL.
- Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng CBQL
Việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng CBQL. Tùy theo từng thời điểm, từng đối tượng và yêu cầu bồi dưỡng mà khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, Giám đốc trung tâm phải đề ra được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể có ý nghĩa và xác đáng. Đánh giá của CBQL và TTBM cho thấy, mức độ thực hiện và hiệu quả công tác này của CBQL ở trung tâm chỉ đạt mức trung bình (x = 2.18; y= 2.20) và (x = 2.14; y = 2.13). Vì thế dẫn đến thực trạng là tuy tiến hành nhiều hoạt động bồi dưỡng cho CBQL nhưng chưa
quy định rõ các tiêu chí chất lượng mà CBQL phải đạt được nên chất lượng của hoạt động bồi dưỡng trong thời gian qua chưa cải thiện.
- Quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng
Căn cứ vào nội dung kế hoạch bồi dưỡng, phân tích nhu cầu bồi dưỡng và kết quả tìm hiểu tình hình về mọi mặt của đội ngũ CBQL ở các trường tiến hành phân loại CBQL về từng mặt: trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức… làm cơ sở cho việc đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ bồi dưỡng đối với từng cá nhân. Từ đó BGĐ Sở GDĐT, đặc biệt là Giám đốc hoặc chỉ đạo lại cho trung tâm lên kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung và thống nhất kế hoạch bồi dưỡng đó với các đối tượng sẽ tham gia bồi dưỡng. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và TTBM đánh giá công tác này được thực hiện ở các trường tương đối khá thường xuyên (x=2.59, y= 2.42) nhưng mức độ hiệu quả lại chưa cao. Điều đó chứng tỏ việc quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng chưa tạo được sự đồng thuận cao. Nguyên nhân do công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL ở trung tâm chưa xuất phát từ nhu cầu của CBQL cũng như chưa tổ chức các buổi phân tích, đánh giá nghiêm túc, chính xác về trình độ, năng lực thực sự của đội ngũ CBQL.
- Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng CBQL của Bộ, Sở GD-ĐT
Trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho CBQL trường THPT thực hiện theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT , việc nắm vững kế hoạch bồi dưỡng CBQL của các cấp quản lý là một yêu cầu quan trọng. Đánh giá của CBQL và TTBM cho thấy việc nắm vững các kế hoạch bồi dưỡng cấp trên ở trung tâm được thực hiện thường xuyên (x=2.28, y = 2.31) vì đây là căn cứ để trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL nhưng hiệu quả chưa cao (x= 2.27, y = 2.26). Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do kế hoạch bồi dưỡng của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT chưa sát với nhu cầu thực tế đối với công tác quản lý của CBQL các trường THPT, thiếu sự định hướng, chỉ đạo thực hiện cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trong kế hoạch hoạt động năm học của trung tâm
CBQL và TTBM đánh giá công tác này được thực hiện thường xuyên với điểm trung bình (x= 2.35 và y = 2.42) vì đây là yêu cầu bắt buộc trong kế hoạch hoạt động của trung tâm. Tùy theo mục tiêu của năm học và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT mà trung tâm có kế hoạch bồi dưỡng chi tiết từng năm học. Đánh giá của CBQL và TTBM các trường khảo sát cho thấy mức độ hiệu quả của cơng tác này chỉ ở mức độ trung bình (x = 2.51 và y = 2.39), có nghĩa là Trung tâm chưa thực sự chú trọng nhiều đến nâng cao chất lượng của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trong kế hoạch hoạt động năm học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hoạt động bồi dưỡng chưa cao.
- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho cả năm học
Để việc bồi dưỡng đạt được mục tiêu như dự kiến ban đầu thì việc chọn lựa nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp với CBQL là một nhiệm vụ khá khó khăn của trung tâm trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL. Trung tâm phải xác định rõ ràng các nội dung, phương pháp và hình thức cần bồi dưỡng cho CBQL trong từng giai đoạn, từng học kì và năm học. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và TTBM đánh giá việc này được thực hiện tương đối thường xuyên trong kế hoạch bồi dưỡng (x= 2.29 và y=2.30), tuy nhiên hiệu quả của công tác này chỉ được đánh giá trung bình (x= 2.32 và y= 2.24). Kết quả này cho thấy việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chưa được đầu tư nghiêm túc và chất lượng.
Nhìn chung, qua khảo sát cơng tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho CBQL trường THPT cho thấy CBQL Trung tâm chưa chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cụ thể và thiết thực cho CBQL. Tuy một vài tiêu chí được cho là thực hiện khá thường xuyên và tương đối đạt hiệu quả như việc chọn lựa đối tượng tham gia bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trong kế hoạch hoạt động năm học của Trung tâm nhưng lại chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của CBQL. Điều này giải thích cho lý do hầu hết CBQL ở các trường THPT hiện nay chưa nhiệt tình tham gia với các hoạt động bồi dưỡng bắt buộc. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng có hiệu quả, chi tiết hay khơng cịn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm quản lý và khả năng dự đoán trước của Ban Giám đốc Trung tâm; vào
nhu cầu của từng trường và mức độ phối hợp giữa các cấp quản lý theo ngành dọc và hàng ngang. Do đó, với các tiêu chí chưa được đánh giá cao cần phải có hướng khắc phục trong thời gian tới để công tác này đạt được hiệu quả cao.
2.4.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng CBQL trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện. cận năng lực thực hiện.
Khi tổ chức thực hiện thì việc phân cơng, phân nhiệm là rất cần thiết. CBQL, TTBM đã đánh giá công tác này như sau: