Thực trạng phát triển du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 47 - 50)

7. Bố cục của luận văn

2.2.Thực trạng phát triển du lịchBình Định

2.2.1 Đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách du lịch tỉnh Bình Định Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 2009-2013

Năm

Tổng số lượt khách Khách quốc tế Khách nội địa Số lượt khách Tăng so với năm trước (%) Số lượt khách Tăng so với năm trước(%) Số lượt khách Tăng so với năm trước (%) 2009 776.126 9 57.781 1,34 718.345 9,54 2010 971.116 25,12 79.079 36,86 892.037 24,18 2011 1.176.500 21,15 94.138 19,04 1.082.362 21,3 2012 1.462.314 24,29 120.747 28,27 1.341.567 23,95 2013 1.696.284 16 138.859 15 1.557.425 16 2009-2013 19,11 20,1 19

Nguồn: Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Du lịch là một ngành rất nhạy cảm với sự ổn định trong nước, tăng trưởng kinh tế và tình trạng kinh tế thế giới. Chính vì vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 đã làm cho thu nhập của người dân bị ảnh hưởng cũng như việc chi tiêu một cách dè dặt hơn để đảm bảo cho cuộc

sống. Lượng khách nước ngoài tới Bình Định trong năm 2009 giảm mạnh và chỉ tăng có 9% so với 2008. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại, nền kinh tế thế giới đang hồi phục dần giúp ngành du lịch tăng trưởng nhanh. Năm 2013, ngành du lịch Bình

Định đón được 1.696.284 lượt khách, tăng 16% so với năm 2012 (trong đó khách du lịch quốc tế đạt 138.859 lượt tăng 15% so với năm 2012, khách nội địa đạt 1.557.425 lượt tăng 16 % so với năm 2012). Tốc độ tăng trưởng du khách đến Bình Định giai đoạn 2009-2013 tăng bình quân 19,11%/năm, nhưng có mức độ hoạt động du lịch thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An hay Phan Thiết [18].

2.2.1.1 Thị trường khách du lịch quốc tế a. Thị trường truyền thống a. Thị trường truyền thống

- Thị trường Bắc Mỹ: Chủ yếu là khách du lịch Mỹ;

- Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

b. Thị trường mục tiêu

- Thị trường Trung Quốc ;

- Thị trường các nước Khu vực ASEAN: chú trọng khai thác thị trường khu vực Đông Bắc Thái Lan qua hành lang đông tây.

c. Thị trường tiềm năng

- Thị trường Nga; - Thị trường Australia

2.2.2.2 Thị trường khách du lịch nội địa

Thị trường khách du lịch nội địa của Bình Định được xác định cơ sở để tạo sự phát triển ổn định cho du lịch Bình Định. Các thị trường nội địa du lịch Bình Định tập trung khai thác là:

+ Thị trường nội tỉnh: với đối tượng là cư dân trong tỉnh, đặc biệt là những khu vực có trình độ phát triển cao như các khu đô thị, khu kinh tế mở, thành phố Quy Nhơn.

+ Thị trường Miền Trung: tập trung khai thác khách du lịch tại các khu vực đô thị, công nghiệp, kinh tế phát triển như Đà Năng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An…

+ Thị trường phía Nam: tập trung khai thác thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. + Thị trường khu vực Bắc Bộ: khai thác các thị trường du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… [5, Tr. 52&53]

2.2.2.3 Đánh giá chung về thị trường khách du lịch a. Thị trường khách du lịch quốc tế

- Thị trường Tây Âu là thị trường có khả năng chi tiêu khá lớn. Đối tượng khách du lịch của thị trường này phù hợp với các loại hình du lịch khai thác được tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như văn hoá truyền thống của Bình Định;

- Khách du lịch Mỹ ưa thích các loại hình sản phẩm du lịch liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ, đặc biệt là các tour du lịch thăm lại chiến trường xưa (DMZ) khu vực miền trung – Tây nguyên, trong đó có Bình Định;

- Thị trường Đông Bắc Á là thị trường đang có tốc độ gia tăng khá nhanh do sự gần gũi về mặt địa lý. Thị trường này có mức chi tiêu không cao trừ khách Nhật Bản nhưng lại là thị trường có quy mô lớn;

- Thị trường Nga: Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù hiện nay khách Nga chưa nằm trong top 10 thị trường có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất nhưng đây lại là thị trường khách có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Bên cạnh đó khả năng chi tiêu của nguồn khách du lịch này là rất lớn. Thị trường Nga là thị trường tiềm năng đối với du lịch Bình Định do khách du lịch Nga ưa thích các sản phẩm du lịch liên quan đến biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao;

- Thị trường Australia: khách du lịch Australia ưa thích các loại hình du lịch thiên nhiên, văn hoá phù hợp với tiềm năng du lịch của Bình Định[4, Tr.51&53].

b. Thị trường khách du lịch nội địa

Theo Sở VH-TH&DL Bình Định, đối tượng khách du lịch nội địa đến Bình Định trong thời gian qua chủ yếu vẫn là khách tham quan du lịch thuần túy, học tập nghiên cứu và khách công vụ, dự hội nghị, hội thảo tại Bình Định kết hợp đi tham quan, hoặc trên đường đi công tác qua Bình Định tham quan một số điểm du lịch. Bên cạnh đó, đối tượng khách là học sinh, sinh viên cũng chiếm một tỷ lệ khá cao,

tập trung chủ yếu vào kỳ nghỉ hè, mùa thu và các dịp lễ hội ;

Hiện nay thị trường khu vực Bắc Bộ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khách du lịch đến Bình Định nhưng đây lại là thị trường mục tiêu du lịch nội địa của Bình Định. Tương tự với đặc điểm khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước thường đi theo chương trình du lịch của các công ty, thời gian tham quan tại Bình Định ngắn, ít sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm, nên mức chi tiêu thấp. Nguyên nhân cơ bản là do Bình Định còn thiếu các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, đặc biệt là cơ sở lưu trú chất lượng cao từ 3 sao trở lên;

Bình Định đã và đang là điểm du lịch mới, hấp dẫn trong nước, nhưng chưa tạo dựng được hình ảnh ra bên ngoài. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt nguồn khách nội địa và tăng cường mở rộng hội nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc tế. Cần có chính sách xúc tiến, quảng bá hình ảnh Bình Định đến với thị trường khách du lịch, thu hút được sự quan tâm, đồng thuận của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 47 - 50)