Thị trường khách du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 47)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.1.Thị trường khách du lịch quốc tế

a. Thị trường truyền thống

- Thị trường Bắc Mỹ: Chủ yếu là khách du lịch Mỹ;

- Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

b. Thị trường mục tiêu

- Thị trường Trung Quốc ;

- Thị trường các nước Khu vực ASEAN: chú trọng khai thác thị trường khu vực Đông Bắc Thái Lan qua hành lang đông tây.

c. Thị trường tiềm năng

- Thị trường Nga; - Thị trường Australia

2.2.2.2 Thị trường khách du lịch nội địa

Thị trường khách du lịch nội địa của Bình Định được xác định cơ sở để tạo sự phát triển ổn định cho du lịch Bình Định. Các thị trường nội địa du lịch Bình Định tập trung khai thác là:

+ Thị trường nội tỉnh: với đối tượng là cư dân trong tỉnh, đặc biệt là những khu vực có trình độ phát triển cao như các khu đô thị, khu kinh tế mở, thành phố Quy Nhơn.

+ Thị trường Miền Trung: tập trung khai thác khách du lịch tại các khu vực đô thị, công nghiệp, kinh tế phát triển như Đà Năng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An…

+ Thị trường phía Nam: tập trung khai thác thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. + Thị trường khu vực Bắc Bộ: khai thác các thị trường du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… [5, Tr. 52&53]

2.2.2.3 Đánh giá chung về thị trường khách du lịch a. Thị trường khách du lịch quốc tế

- Thị trường Tây Âu là thị trường có khả năng chi tiêu khá lớn. Đối tượng khách du lịch của thị trường này phù hợp với các loại hình du lịch khai thác được tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như văn hoá truyền thống của Bình Định;

- Khách du lịch Mỹ ưa thích các loại hình sản phẩm du lịch liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ, đặc biệt là các tour du lịch thăm lại chiến trường xưa (DMZ) khu vực miền trung – Tây nguyên, trong đó có Bình Định;

- Thị trường Đông Bắc Á là thị trường đang có tốc độ gia tăng khá nhanh do sự gần gũi về mặt địa lý. Thị trường này có mức chi tiêu không cao trừ khách Nhật Bản nhưng lại là thị trường có quy mô lớn;

- Thị trường Nga: Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù hiện nay khách Nga chưa nằm trong top 10 thị trường có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất nhưng đây lại là thị trường khách có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Bên cạnh đó khả năng chi tiêu của nguồn khách du lịch này là rất lớn. Thị trường Nga là thị trường tiềm năng đối với du lịch Bình Định do khách du lịch Nga ưa thích các sản phẩm du lịch liên quan đến biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao;

- Thị trường Australia: khách du lịch Australia ưa thích các loại hình du lịch thiên nhiên, văn hoá phù hợp với tiềm năng du lịch của Bình Định[4, Tr.51&53].

b. Thị trường khách du lịch nội địa

Theo Sở VH-TH&DL Bình Định, đối tượng khách du lịch nội địa đến Bình Định trong thời gian qua chủ yếu vẫn là khách tham quan du lịch thuần túy, học tập nghiên cứu và khách công vụ, dự hội nghị, hội thảo tại Bình Định kết hợp đi tham quan, hoặc trên đường đi công tác qua Bình Định tham quan một số điểm du lịch. Bên cạnh đó, đối tượng khách là học sinh, sinh viên cũng chiếm một tỷ lệ khá cao,

tập trung chủ yếu vào kỳ nghỉ hè, mùa thu và các dịp lễ hội ;

Hiện nay thị trường khu vực Bắc Bộ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khách du lịch đến Bình Định nhưng đây lại là thị trường mục tiêu du lịch nội địa của Bình Định. Tương tự với đặc điểm khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước thường đi theo chương trình du lịch của các công ty, thời gian tham quan tại Bình Định ngắn, ít sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm, nên mức chi tiêu thấp. Nguyên nhân cơ bản là do Bình Định còn thiếu các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, đặc biệt là cơ sở lưu trú chất lượng cao từ 3 sao trở lên;

Bình Định đã và đang là điểm du lịch mới, hấp dẫn trong nước, nhưng chưa tạo dựng được hình ảnh ra bên ngoài. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt nguồn khách nội địa và tăng cường mở rộng hội nhập

quốc tế. Cần có chính sách xúc tiến, quảng bá hình ảnh Bình Định đến với thị trường khách du lịch, thu hút được sự quan tâm, đồng thuận của người dân địa phương.

2.2.2 Loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Định

Với tài nguyên và tiềm năng du lịch tương đối phong phú và đa dạng, Bình Định đang tập trung chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch được xem là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là hai loại hình du lịch biển và du lịch văn hóa - lịch sử.

Phát triển loại hình du lịch biển: du lịch biển là loại hình du lịch có sức hấp dẫn, luôn thu hút khách du lịch nhất và đang là xu hướng phát triển chung của khu vực duyên hải miền Trung. Bình Định có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển như: tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, thể thao dưới nước. Quy Nhơn và vùng phụ cận, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia Phương Mai - Núi Bà sẽ trở thành một trung tâm du lịch biển mới của miền Trung và cả nước.

Phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử: khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của Bình Định như: Bảo tàng Quang Trung, hệ thống tháp Chăm, viếng mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, thưởng thức những màn biểu diễn võ thuật đặc sắc (liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Bình Định đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu riêng cho du lịch Bình Định), những giọng hát dân ca bài chòi xứ nẫu và nghệ thuật tuồng trên quê hương Đào Tấn.

Bên cạnh việc phát triển hai loại hình du lịch quan trọng nói trên, du lịch Bình Định đã có sự kết hợp với một số loại hình du lịch khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch như: du lịch sinh thái núi rừng, sông hồ; du lịch làng nghề (Làng rượu Bầu Đá, Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp, Làng nón Phú Gia), ẩm thực (bánh tráng, bún chả cá Quy Nhơn, nem chợ huyện, bánh ít lá gai…), thể thao, du lịch kết hợp tham quan, hội nghị, hội thảo (MICE)… Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch Bình Định phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vì một số thế mạnh của du lịch tỉnh chưa được đầu tư, phát huy giá trị, nhất là các loại hình văn hóa phi vật thể như: nghệ thuật Tuồng, võ cổ truyền, các lễ hội truyền thống, du lịch làng nghề, ẩm thực, mua sắm quà lưu niệm,… và chưa tạo ra được thương hiệu

riêng cho du lịch Bình Định. Điều này khiến sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí bổ trợ, nhiều sản phẩm trùng lắp trong khu vực dẫn tới hiện tượng xung đột lợi ích giữa các khu du lịch trong cùng địa phương và giữa các địa phương trong vùng [4, tr.37]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, ngoài khu vực Quy Nhơn, tài nguyên du lịch ở các địa bàn khác của Bình Định phân bố tương đối tản mạn, vì vậy thiếu điều kiện để hình thành các cụm du lịch đặc thù có khả năng thu hút khách; Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như Thành Đồ Bàn (Thành Hoàng Đế), hệ thống tháp Chăm, chưa được quan tâm bảo vệ và tôn tạo đúng mức chưa kết hợp đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ nên chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch;

Vấn đề môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch tuy đã được đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Tài nguyên du lịch của địa phương không thể là vô hạn nhưng hiện nay công tác giữ gìn, bảo vệ còn bất cập, làm cho tài nguyên bị xâm hại, xuống cấp, giảm giá trị.

2.2.3 Thực trạng phát triển không gian và các điểm tuyếndu lịch 2.2.3.1 Không gian du lịch 2.2.3.1 Không gian du lịch

Theo sơ đồ không gian du lịch Bình Định thì tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn của Bình Định nhìn chung được phân bố tương đối tập trung ở các cụm sau:

- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận ;

- Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận ; - Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận ;

- Cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn ; - Trung tâm phát triển du lịch.

Sơ đồ 2.3 :Sơ đồ tổ chức không gian du lịch Bình Định

Đi Quảng Ngãi Đi Huế - Hà Nội

Cụm DL Hoài Nhơn và phụ cận TTDL Bồng Sơn Cụm DL

Định Bình -Vĩnh Sơn Tuyến Đông Tây QL 1

Chuỗi DL liên tục ven biển

QL 19

Hàng lang Đông Tây Trung tâm DL Quy Nhơn

Đi Gia Lai, Kon Tum

Đắc Lắc TP Quy Nhơn Cụm DL Tây Sơn - Cụm DL Quy Nhơn An Nhơn và phụ cận và phụ cận Đi Nha Trang - TP Hồ Chí Minh

Nguồn :[5, Tr. 67]

a. Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận với trung tâm du lịch là Thành phố Quy Nhơn

Phát triển theo tuyến ven biển từ Sông Cầu - Quy Nhơn - Đề Gi - Tam Quan để khai thác tối đa thế mạnh biển và ven biển, đảo của Bình Định - hướng phát triển ra biển và được định hướng phát triển thành cụm trung tâm làm động lực cho phát triển du lịch toàn tỉnh và phía Nam vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ;

Đây là cụm du lịch trọng tâm, nơi hội tụ các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng theo các trục quốc lộ IA, 19, đường sắt Bắc Nam, sân bay và cảng biển. Trong đó Trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn, Phương Mai - Núi Bà là trọng điểm của toàn vùng. Khu du lịch Phương Mai - Núi Bà có lợi thế về địa lý trên tuyến du lịch ven biển dọc quốc lộ 1 và trên tuyến du lịch hành lang Đông - Tây qua

quốc lộ 19, cửa khẩu quốc tế Bờ Y nối với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đồng thời, khu du lịch Phương Mai - Núi Bà nằm trong khu kinh tế Nhơn Hội, một trong những khu kinh tế quan trọng của khu vực miền Trung được hoạt động theo cơ chế ưu đãi đặc biệt. Những lợi thế này đã tạo cho khu du lịch Phương Mai - Núi Bà có vị trí quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế trên các tuyến du lịch quốc gia đường bộ, đường biển trong sự phát triển của Bình Định nói riêng, Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung.

Sản phẩm du lịch hấp dẫn bao gồm:

- Du lịch biển, đảo (du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, sinh thái biển, thể thao gắn với biển, du lịch tàu biển…) ;

- Du lịch cuối tuần cho khách du lịch trong tỉnh và Tây Nguyên ;

- Hội nghị, hội thảo, thương mại công vụ, liên hoan du lịch và các sự kiện đặc biệt .

b. Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận

Đây là cụm du lịch phát triển du lịch văn hóa khai thác tối đa thế mạnh di tích Tây Sơn kết hợp với Văn hoá Chăm, gắn với đường hành lang Đông - Tây. Đây là hướng chiến lược phát triển lâu dài có ý nghĩa quốc tế của Bình Định để đưa Du lịch tỉnh và Du lịch Việt Nam theo hướng hội nhập với vùng Đông Á, Đông Nam Á.

Hướng phát triển tập trung ở bảo tàng Quang Trung với các loại hình sau : - Tham quan, nghiên cứu, giáo dục ;

- Trung tâm luyện võ và các hoạt động du lịch ; - Văn hóa dân tộc ;

- Sinh thái Hầm Hô ; - Đàn tế trời đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận : Đây là cụm du lịch biển phía Bắc

tỉnh, phụ trợ sản phẩm du lịch biển cho cụm trung tâm và cầu nối du lịch Quảng Ngãi (Sa Huỳnh) và hành lang du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng

như kết nối hành lang Đông - Tây.

d. Cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn (trong đó Vĩnh

2.2.3.2 Phát triển các điểm tuyến du lịch a. Các điểm du lịch a. Các điểm du lịch

- Điểm du lịch văn hoá, lịch sử

+ Di tích Tây Sơn - Bảo tàng Quang Trung ; +Thành Đồ Bàn ;

+ Hệ thống các tháp Chàm ; +Chùa Thập Tháp ;

+Chùa Long Khánh ;

+Văn hoá vật thể và phi vật thể: Hát bội, võ thuật cổ truyền Tây Sơn, văn hoá Chăm… - Điểm du lịch tự nhiên

+ Ghềnh Ráng ; +Núi Bà ;

+ Bán đảo Phương Mai ; + Đầm Thị Nại ;

+ Hồ Núi Một ;

+Thắng cảnh Hầm Hô ; + Suối nước nóng Hội Vân ; + Bãi biển Quy Nhơn

- Các điểm du lịch khác:

Ngoài các điểm trên, ở Bình Định còn nhiều điểm du lịch về tự nhiên và lịch sử văn hóa có giá trị khác:

+ Các hồ đập Vĩnh Sơn, Định Bình ; + Đầm Trà Ổ, vịnh Nước Ngọt ; + Đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) ; + Mũi Sậy (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát) ;

+ Tân Thắng (xã Cát Hải - huyện Phù Cát), Chánh Thắng (xã Cát Thành - huyện Phù Cát).

+Các di tích lịch sử cách mạng:

. Khu di tích lịch sử Núi Bà (Phù Cát) ;

. Di tích chiến thắng Đèo Nhông -Dương Liễu (Phù Mỹ) ; . Di tích chiến thắng Đồi Mười (Hoài Nhơn) ;

. Di tích chiến thắng đèo An Khê (Tây Sơn) ;

. Chứng tích vụ thảm sát Nho Lâm (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước) ; . Chứng tích vụ thảm sát Gò Dài (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn). + Các di tích lịch sử văn hoá :

. Đền thờ Đào Duy Từ (xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn) ; . Phế tích thành Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) ; . Mộ Hàn Mặc Tử (Gềnh Ráng - Quy Nhơn) ;

. Lăng Mai Xuân Thưởng (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) ; . Mộ Đào Tấn; nhà lưu niệm Xuân Diệu.

Các điểm du lịch trên sẽ bổ sung làm phong phú hơn các chương trình du lịch của Bình Định.

b. Các tuyến du lịch

Tăng cường liên kết phát triển du lịch với địa phương trong vùng, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các địa phương khác dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy. + Đường bộ: Phát triển các tuyến theo quốc lộ IA, quốc lộ 19; tuyến đường bộ ven biển; + Đường sắt: Phát triển tuyến Bắc – Nam;

+ Đường không: Với các trung tâm du lịch lớn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…; + Đường biển: Tuyến du lịch với các địa phương ven biển trên cả nước và quốc tế. - Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh liên kết các cụm du lịch

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn để gắn kết du lịch văn hóa với du lịch sinh thái biển và sinh thái núi; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – vùng phụ cận để khai thác các điểm du lịch gắn liền với biển, đảo;

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn – Vĩnh Thanh. Khai thác phát triển du lịch sinh thái phía Tây;

+Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – An Lão. - Phát triển các tuyến du lịch chuyên đề

+ Tham quan nghiên cứu văn hoá Chăm

+ Tham quan nghiên cứu di tích lịch sử Quang Trung -Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn

+ Nghỉ dưỡng, chữa bệnh

Trong thời gian qua, các công ty du lịch lữ hành ở thành phố Quy Nhơn đã khai thác tốt các tuyến du lịch này. Cụ thể, theo kết quả điều tra các công ty du lịch lữ hành cho thấy 6/10 công ty lữ hành (chiếm 60%) phát triển mạnh tuyến du lịch nội tỉnh liên kết với các trung tâm du lịch lớn trong nước, 2/10 công ty lữ hành (chiếm 20%) phát triển mạnh tuyến du lịch nội tỉnh đồng thời kết hợp phát triển các tuyến du lịch chuyên đề (văn hóa Chăm, nghiên cứu di tích lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ) và 2/10 công ty lữ hành (chiếm 20%) phát triển mạnh tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 47)