Định vị thương hiệu du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 87)

7. Bố cục của luận văn

3.1.5.Định vị thương hiệu du lịchBình Định

Du lịch Bình Định gặp phải những thách thức cạnh tranh lớn, đặc biệt từ những địa phương trong nước: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, những địa phương có tài nguyên du lịch và những loại hình du lịch tương đồng với Bình Định. Một phương án định vị hiệu quả là bước đầu tiên cho phép Bình Định tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường sản phẩm du lịch. Đứng trên góc độ lợi thế cạnh tranh, việc định vị sản phẩm du lịch của Bình Định cần khai thác được những đặc trưng của du lịch Bình Định nổi bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh trong khu vực là tài nguyên nhân văn. Nổi bật là quần thể các di tích liên quan đến Vua Quang Trung, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cụm di tích nghệ thuật văn hoá Chăm. Hai nhóm tài nguyên du lịch nhân văn này nếu được tập trung khai thác tốt, sẽ tạo nên những sản phẩm, tour du lịch độc đáo, đặc trưng của Bình Định, thu hút khách quốc tế và trong nước [4, Tr. 46]. Dựa trên đặc điểm nổi bậc tác giả đề xuất định vị thương

hiệu du lịch Bình Định: “Cùng trải nghiệm và khám phá miền đất võ Bình Định” 3.1.6 Nghiên cứu phân tích hình ảnh điểm đến du lịch Bình Định

3.1.6.1 Vai trò các bên liên quan phát triển du lịch Bình Định

a. Những người có ảnh hưởng chính và những người đóng góp ý kiến * Chính quyền tỉnh Bình Định

UBND tỉnh Bình Định cần quan tâm tạo điều kiện về cơ chế chính sách, về ngân sách xây dựng và xúc tiến thương hiệu du lịch của tỉnh. Huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển du lịch ;

Trung tâm thành phố Quy Nhơn là nơi tập trung nhiều khách sạn nhất và đồng thời cũng là nơi khách du lịch lưu lại qua đêm nhiều nhất. Do đó UBND tỉnh

cần có quy hoạch khu trung tâm văn hóa, thương mại, mua bán và ẩm thực về đêm tại thành phố Quy Nhơn ;

UBND tỉnh Bình Định cần xây dựng hệ thống những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường an ninh trật tự, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

*Ngành du lịch tỉnh Bình Định

Tận dụng thời cơ của du lịch Việt Nam đang được thế giới đánh giá là điểm đến thân thiện nhất để phát huy hơn nữa các hoạt động quảng bá ;

Sở VH-TH&DL Bình Định thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi thông tin, hội thảo, hội nghị xây dựng thương hiệu. Tổ chức các đoàn tham quan học hỏi các mô hình xây dựng thương hiệu du lịch trên thế giới ;

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội, tạo thêm nhiều sự kiện lễ hội mới như thể thao, văn hóa kích cầu tiêu dùng du lịch ;

Đẩy mạnh các hoạt động du lịch lữ hành và nâng cao tính chuyên nghiệp, đẩy mạnh nối kết được các tour du lịch với các tỉnh, thành phố, khu vực và trong cả nước; Đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Thực hiện tốt việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hoá, lịch sử, danh thắng;

Sở VH-TH&DL Bình Định tăng cường hỗ trợ địa phương trong việc nâng cao, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch;

Đẩy mạnh thực hiện hoạt động xúc tiến thương hiệu du lịch cho địa phương.

* Trung Tâm Xúc tiến du lịch Bình Định

Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. Tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

Xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định, lập kế hoạch quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch dài hạn cho giai đoạn 5 năm và kế hoạch từng năm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch trong nước và quốc tế, chú trọng tuyên truyền tạo thương hiệu nổi trội của du lịch Bình Định tập trung vào các sản phẩm lợi thế: du lịch biển, du lịch văn hoá Tây Sơn, du lịch văn hoá Chăm, du lịch văn hoá phi vật thể:

hát bội, võ thuật cổ truyền Tây Sơn… gắn liền với các sản phẩm chung của vùng, miền như: con đường huyền thoại, con đường di sản, hành lang Đông - Tây… Tổ chức chương trình xúc tiến điểm đến thông qua các hoạt động đón các đoàn khảo sát của phóng viên báo chí và hãng lữ hành đến địa phương; tổ chức phát động thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội; tham gia hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCM (Việt Nam) và CITM (Trung Quốc) tổ chức hằng năm;

Xây dựng nhiều trung tâm thông tin tại các trung tâm du lịch, cụm du lịch; Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Bình Định, đại diện các doanh nghiệp du lịch Bình Định tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tiến tới các nước trong khu vực kết nối trực tiếp với Bình Định: Lào, Cămpuchia, Thái Lan...;

Thành lập chương trình xúc tiến du lịch Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập chuyên mục chuyên đề du lịch riêng;

Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách tiềm năng, khách truyền thống; Liên kết để tạo sản phẩm du lịch có tính liên vùng với các tỉnh, thành trong vùng duyên hải Nam trung bộ, các tỉnh Tây Nguyên gắn với hành lang kinh tế Đông – Tây với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan…;

Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các sản phẩm quà lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Bình Định, có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của du khách; đánh giá, chứng nhận, tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm có chất lượng tốt.

Chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch thông qua việc duy trì tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch lớn như: Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam, Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn; kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch; xây dựng biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Bình Định thể hiện đặc trưng văn hóa địa phương;

Phát triển võ cổ truyền Bình Định và các môn thể dục thể thao khác gắn với phát triển du lịch;

Thiết kế, sản xuất và phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch gồm tờ rơi về các sự kiện du lịch, tập gấp về các tuyến, điểm du lịch, sách giới thiệu về du lịch Bình Định; Tổ chức sản xuất các chương trình tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng du lịch Bình Định phát sóng trên các Đài Truyền hình Trung ương và địa phương;

Xây dựng ki-ốt điện tử tra cứu thông tin du lịch tại các điểm đầu nút tập trung khách du lịch. Xây dựng mới các biển quảng cáo tấm lớn tại: dọc Quốc lộ 1A và 19;

Đầu tư trang web du lịch Bình Định và thực hiện quảng bá trên các trang web quốc tế; tham gia vào các diễn đàn du lịch điện tử danh tiếng.

*Hiệp hội Du lịch Bình Định

Các doanh nghiệp du lịch cùng liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo bình ổn thị trường; tăng khả năng cạnh tranh, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định, thúc đẩy du lịch Bình Định phát triển nhanh, bền vững;

Tuyên truyền phổ biến các hội viên, cộng đồng doanh nghiệp về nội dung chiến lược phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia tích cực trong việc triển khai chiến lược phát triển du lịch địa phương. Xây dựng thực hiện các chương trình, kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch Bình Định.

b. Những tổ chức, cá nhân có quyền lợi trực tiếp trong việc phát triển điểm đến du lịch (Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định)

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xác định xây dựng và quảng bá du lịch Bình Định là một việc làm mang tính chiến lược của địa phương, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư lâu dài;

Các doanh nghiệp cần liên kết tạo thành một sức mạnh tổng lực trên cơ sở có sự phân chia thị trường, tránh cạnh tranh nội bộ. Nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh;

Xác định thị trường và phân khúc khách du lịch, có chiến lược quảng bá tiếp thị và thông tin về sản phẩm du lịch bằng nhiều phương tiện kể cả trong và ngoài nước;

Tạo ra nhiều sản phẩm mới tăng lực hút cho khách du lịch đến với Bình Định ngày một nhiều hơn thông qua các sản phẩm độc đáo;

Cùng chính quyền địa phương và cư dân địa phương ngăn chặn, hạn chế những tác động xấu xảy ra trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch như nước bẩn, rác thải, khói bụi, tiếng ồn… gây ô nhiễm vệ sinh môi trường, biến đổi đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, đạo đức…tại địa phương.

Có trách nhiệm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách theo hướng lành mạnh, văn minh, vừa thể hiện bản sắc dân tộc vừa mang tính hiện đại.

c.Những cư dân địa phương và phương tiện thông tin đại chúng * Người dân địa phương

Đóng góp ý kiến, tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch. Cung cấp nhân lực, vật lực cho doanh nghiệp du lịch, cung cấp thêm nhiều dịch vụ phục vụ cho khách du lịch địa phương;

Tham gia giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển sản phẩm du lịch của Doanh nghiệp du lịch theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện nếp sống văn minh du lịch. Có thái độ lịch sự, thân thiện, mến khách thể hiện trong đón tiếp, giao tiếp với khách du lịch; mỗi người dân phải ý thức trở thành một tuyên truyền viên quảng bá hình ảnh quê hương tới du khách trong và ngoài nước;

Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

*Phương tiện truyền thông

Xây dựng chiến lược khai thác, tiếp thị và chính sách tuyên truyền quảng bá phù hợp;

Ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật truyền thông để đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch;

Tổ chức hoặc tham quan các hội nghị, hội thảo, hội thi chuyên ngành và các sự kiện du lịch khác trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm du lịch Bình Định;

Ngành thông tin phối hợp với ngành du lịch tổ chức thiết lập hệ thống thông tin du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm du lịch; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch;

Liên kết phối hợp các cơ quan, tổ chức xã hội trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch như quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại và kinh phí đảm bảo cho xây dựng các cơ sở dữ liệu, cũng như các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, các trung tâm xúc tiến du lịch theo hướng hiện đại hoá trên môi trường mạng và môi trường Internet;

Có kế hoạch tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ các kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực du lịch, lĩnh vực tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho các cán bộ truyền thông.

3.1.6.2 Nghiên cứu cảm nhận của du khách về điểm đến du lịch Bình Định a. Cảm nhận của du khách trước khi đến Bình Định a. Cảm nhận của du khách trước khi đến Bình Định

Một điểm đến chỉ có tính cạnh tranh khi có một hình ảnh rõ ràng nhất, ấn tượng đậm nét về điểm đến đó. Cuộc điều tra nghiên cứu nhằm tìm hiểu hình ảnh Bình Định và những ý kiến đánh giá mức độ hài lòng hay chưa hài lòng tại điểm đến mà du khách đã được trải nghiệm.

Biểu đồ 3.1: Cảm nhận của du khách về hình ảnh Bình Định trước khi đến Bình Định ĐVT: %

Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch

Qua số liệu biểu đồ có thể nhận thấy, trước khi đến Bình Định hầu hết các du khách đã biết Bình Định là nơi có nhiều di tích lịch sử (51/200 khách chiếm 25,5%), có nhiều phong cảnh đẹp (35/200 khách chiếm 17,5%) và nơi sinh thành, nuôi dưỡng những danh nhân (31/200 khách chiếm 15,5%). Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy trong việc hoạch định chính sách sản phẩm du lịch của tỉnh, cần chú ý đến các điểm du lịch có phong cảnh đẹp và vị trí gần kề các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh cũng như những địa danh gắn với từng nhân vật nổi tiếng của đất võ Bình Định như là một lợi thế vượt trội của Bình Định so với các điểm đến khác trong khu vực.

Tuy nhiên có đến 54/200 khách chiếm 27% và đặc biệt là khách quốc tế có đến 43/100 khách chiếm 43% không biết nhiều về Bình Định. Điều này cho thấy công tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh, thương hiệu du lịch Bình Định chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy sự phát triển của du lịch Bình Định vẫn còn ở một chừng mực nào đấy chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng và lịch sử để lại. Phải chăng đây có thể là một trong những vấn đề trọng tâm về Bình Định mà các nhà hoạch định chiến lược trong du lịch của tỉnh cần tập trung đẩy mạnh trong các công tác xúc tiến thị trường, hoặc tìm hiểu sâu về các đối tượng khách để có hướng đi đúng cho công tác truyền thông cổ động, đúng với thị hiếu và nhu cầu mong muốn của du khách.

b. Những điểm du lịch hấp dẫn ở Bình Định

Đa phần khách đến Bình Định với mục đích là du lịch thuần túy thì chắc chắn những địa điểm du lịch là một trong những mối quan tâm hàng đầu của du khách. Với một nền lịch sử, văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng, chúng ta có thể nhận thấy rằng, phần lớn khách du lịch chỉ đến Bình Định để tham quan các điểm du lịch văn hóa.

Biểu đồ 3.2: Điểm du lịch được khách du lịch lựa chọn ĐVT: người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên phiếu điều tra khách du lịch

Trong số 200 phiếu điều tra, khách du lịch lựa chọn điểm đến du lịch, điểm du lịch có thắng cảnh đẹp cùng các di tích lịch sử vẫn được lựa chọn hàng đầu.

Bên cạnh đó trong bảng điều tra của tác giả với các nhà kinh doanh du lịch trên địa bàn, thì đa phần các chương trình tour đến Bình Định đều gắn với phong trào Tây Sơn, anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ, vì Bình Định đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về văn hóa Tây Sơn, Quang Trung – Nguyễn Huệ, nhờ đó thu hút rất đông du khách đến điểm này tham quan. Bảo tàng Quang Trung, Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn tưởng nhớ công tích của nhà Tây Sơn, hệ thống các tháp Chăm Bình Định vẫn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong chuyến đi của mình, ngoài ra thắng cảnh Gềnh Ráng – Bãi tắm Hoàng Hậu hay thắng cảnh Hầm Hô cũng là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến Bình Định

Như vậy, các điểm du lịch di tích lịch sử, văn hóa và du lịch sinh thái đều được khách du lịch lựa chọn trong gói tiêu dùng du lịch của du khách khi đến Bình Định.

Trong số các điểm đến trên được khách du lịch lựa chọn, điểm du lịch được khách cũng như các công ty du lịch đánh giá là ấn tượng nhất là Bảo tàng Quang Trung, tiếp đó là, Đàn tế trời đất, Thắng cảnh Gềnh Ráng – Bãi tắm Hoàng Hậu, Du lịch biển đảo, thắng cảnh Hầm Hô, hệ thống Tháp Chăm (trong đó Tháp Đôi, tháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 87)