Thực trạng phát triển không gian và các điểm tuyếndu lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 51)

2.2.2 .Loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Định

2.2.3. Thực trạng phát triển không gian và các điểm tuyếndu lịch

2.2.3.1 Không gian du lịch

Theo sơ đồ không gian du lịch Bình Định thì tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn của Bình Định nhìn chung được phân bố tương đối tập trung ở các cụm sau:

- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận ;

- Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận ; - Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận ;

- Cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn ; - Trung tâm phát triển du lịch.

Sơ đồ 2.3 :Sơ đồ tổ chức không gian du lịch Bình Định

Đi Quảng Ngãi Đi Huế - Hà Nội

Cụm DL Hoài Nhơn và phụ cận TTDL Bồng Sơn Cụm DL

Định Bình -Vĩnh Sơn Tuyến Đông Tây QL 1

Chuỗi DL liên tục ven biển

QL 19

Hàng lang Đông Tây Trung tâm DL Quy Nhơn

Đi Gia Lai, Kon Tum

Đắc Lắc TP Quy Nhơn Cụm DL Tây Sơn - Cụm DL Quy Nhơn An Nhơn và phụ cận và phụ cận Đi Nha Trang - TP Hồ Chí Minh

Nguồn :[5, Tr. 67]

a. Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận với trung tâm du lịch là Thành phố Quy Nhơn

Phát triển theo tuyến ven biển từ Sông Cầu - Quy Nhơn - Đề Gi - Tam Quan để khai thác tối đa thế mạnh biển và ven biển, đảo của Bình Định - hướng phát triển ra biển và được định hướng phát triển thành cụm trung tâm làm động lực cho phát triển du lịch toàn tỉnh và phía Nam vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ;

Đây là cụm du lịch trọng tâm, nơi hội tụ các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng theo các trục quốc lộ IA, 19, đường sắt Bắc Nam, sân bay và cảng biển. Trong đó Trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn, Phương Mai - Núi Bà là trọng điểm của toàn vùng. Khu du lịch Phương Mai - Núi Bà có lợi thế về địa lý trên tuyến du lịch ven biển dọc quốc lộ 1 và trên tuyến du lịch hành lang Đông - Tây qua

quốc lộ 19, cửa khẩu quốc tế Bờ Y nối với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đồng thời, khu du lịch Phương Mai - Núi Bà nằm trong khu kinh tế Nhơn Hội, một trong những khu kinh tế quan trọng của khu vực miền Trung được hoạt động theo cơ chế ưu đãi đặc biệt. Những lợi thế này đã tạo cho khu du lịch Phương Mai - Núi Bà có vị trí quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế trên các tuyến du lịch quốc gia đường bộ, đường biển trong sự phát triển của Bình Định nói riêng, Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung.

Sản phẩm du lịch hấp dẫn bao gồm:

- Du lịch biển, đảo (du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, sinh thái biển, thể thao gắn với biển, du lịch tàu biển…) ;

- Du lịch cuối tuần cho khách du lịch trong tỉnh và Tây Nguyên ;

- Hội nghị, hội thảo, thương mại công vụ, liên hoan du lịch và các sự kiện đặc biệt .

b. Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận

Đây là cụm du lịch phát triển du lịch văn hóa khai thác tối đa thế mạnh di tích Tây Sơn kết hợp với Văn hoá Chăm, gắn với đường hành lang Đông - Tây. Đây là hướng chiến lược phát triển lâu dài có ý nghĩa quốc tế của Bình Định để đưa Du lịch tỉnh và Du lịch Việt Nam theo hướng hội nhập với vùng Đông Á, Đông Nam Á.

Hướng phát triển tập trung ở bảo tàng Quang Trung với các loại hình sau : - Tham quan, nghiên cứu, giáo dục ;

- Trung tâm luyện võ và các hoạt động du lịch ; - Văn hóa dân tộc ;

- Sinh thái Hầm Hô ; - Đàn tế trời đất.

c. Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận : Đây là cụm du lịch biển phía Bắc

tỉnh, phụ trợ sản phẩm du lịch biển cho cụm trung tâm và cầu nối du lịch Quảng Ngãi (Sa Huỳnh) và hành lang du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng

như kết nối hành lang Đông - Tây.

d. Cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn (trong đó Vĩnh

2.2.3.2 Phát triển các điểm tuyến du lịch a. Các điểm du lịch a. Các điểm du lịch

- Điểm du lịch văn hoá, lịch sử

+ Di tích Tây Sơn - Bảo tàng Quang Trung ; +Thành Đồ Bàn ;

+ Hệ thống các tháp Chàm ; +Chùa Thập Tháp ;

+Chùa Long Khánh ;

+Văn hoá vật thể và phi vật thể: Hát bội, võ thuật cổ truyền Tây Sơn, văn hoá Chăm… - Điểm du lịch tự nhiên

+ Ghềnh Ráng ; +Núi Bà ;

+ Bán đảo Phương Mai ; + Đầm Thị Nại ;

+ Hồ Núi Một ;

+Thắng cảnh Hầm Hô ; + Suối nước nóng Hội Vân ; + Bãi biển Quy Nhơn

- Các điểm du lịch khác:

Ngoài các điểm trên, ở Bình Định còn nhiều điểm du lịch về tự nhiên và lịch sử văn hóa có giá trị khác:

+ Các hồ đập Vĩnh Sơn, Định Bình ; + Đầm Trà Ổ, vịnh Nước Ngọt ; + Đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) ; + Mũi Sậy (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát) ;

+ Tân Thắng (xã Cát Hải - huyện Phù Cát), Chánh Thắng (xã Cát Thành - huyện Phù Cát).

+Các di tích lịch sử cách mạng:

. Khu di tích lịch sử Núi Bà (Phù Cát) ;

. Di tích chiến thắng Đèo Nhông -Dương Liễu (Phù Mỹ) ; . Di tích chiến thắng Đồi Mười (Hoài Nhơn) ;

. Di tích chiến thắng đèo An Khê (Tây Sơn) ;

. Chứng tích vụ thảm sát Nho Lâm (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước) ; . Chứng tích vụ thảm sát Gò Dài (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn). + Các di tích lịch sử văn hoá :

. Đền thờ Đào Duy Từ (xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn) ; . Phế tích thành Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) ; . Mộ Hàn Mặc Tử (Gềnh Ráng - Quy Nhơn) ;

. Lăng Mai Xuân Thưởng (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) ; . Mộ Đào Tấn; nhà lưu niệm Xuân Diệu.

Các điểm du lịch trên sẽ bổ sung làm phong phú hơn các chương trình du lịch của Bình Định.

b. Các tuyến du lịch

Tăng cường liên kết phát triển du lịch với địa phương trong vùng, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các địa phương khác dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy. + Đường bộ: Phát triển các tuyến theo quốc lộ IA, quốc lộ 19; tuyến đường bộ ven biển; + Đường sắt: Phát triển tuyến Bắc – Nam;

+ Đường không: Với các trung tâm du lịch lớn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…; + Đường biển: Tuyến du lịch với các địa phương ven biển trên cả nước và quốc tế. - Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh liên kết các cụm du lịch

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn để gắn kết du lịch văn hóa với du lịch sinh thái biển và sinh thái núi;

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – vùng phụ cận để khai thác các điểm du lịch gắn liền với biển, đảo;

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn – Vĩnh Thanh. Khai thác phát triển du lịch sinh thái phía Tây;

+Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – An Lão. - Phát triển các tuyến du lịch chuyên đề

+ Tham quan nghiên cứu văn hoá Chăm

+ Tham quan nghiên cứu di tích lịch sử Quang Trung -Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn

+ Nghỉ dưỡng, chữa bệnh

Trong thời gian qua, các công ty du lịch lữ hành ở thành phố Quy Nhơn đã khai thác tốt các tuyến du lịch này. Cụ thể, theo kết quả điều tra các công ty du lịch lữ hành cho thấy 6/10 công ty lữ hành (chiếm 60%) phát triển mạnh tuyến du lịch nội tỉnh liên kết với các trung tâm du lịch lớn trong nước, 2/10 công ty lữ hành (chiếm 20%) phát triển mạnh tuyến du lịch nội tỉnh đồng thời kết hợp phát triển các tuyến du lịch chuyên đề (văn hóa Chăm, nghiên cứu di tích lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ) và 2/10 công ty lữ hành (chiếm 20%) phát triển mạnh tuyến du lịch nước ngoài.

2.2.4 Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch 2.2.4.1 Cơ sở lưu trú du lịch 2.2.4.1 Cơ sở lưu trú du lịch

Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở lưu trú tại Bình Định tăng đáng kể. Sự tăng nhanh về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng là do du lịch Bình Định được đánh giá là ngành kinh tế có lợi nhuận cao. Các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng phòng ngủ cũng được nâng lên theo từng thời kỳ để đáp ứng về mặt số lượng cũng như nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Hệ thống sản phẩm, cơ sở dịch vụ tương đối hoàn chỉnh với trên 122 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch (năm 2013), trong đó có 77 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng bao gồm: 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 12 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, với tổng số phòng lên trên 3.040 phòng, trong đó trên 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế đa dạng về loại hình phục vụ như: khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị…

Bảng 2.4: Cơ sở lưu trú tỉnh Bình Định Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Cơ sở lưu trú Số cơ sở Cơ sở 98 100 110 120 122 Số lượng phòng Phòng 2.329 2.500 2.647 2.923 3.040 Trong đó:

+ Số cơ sở được xếp sao Cơ sở 44 85 68 74 77

+ Số lượng phòng Phòng 1.447 1.637 1.937 2.057 2.860

Công suất sử dụng phòng

(cả năm) % 60 70 70 75 70

Nguồn:Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bình Định

Cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở lưu trú cơ bản đã được cải tiến, nâng cấp và bổ sung các dịch vụ phụ trợ như: massage, phòng tắm xông hơi, nhà hàng ăn uống, sân tennis, bể bơi, phòng hội nghị, hội thảo…Trong năm 2012, tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh như khách sạn Hải Âu, khách sạn Hoàng Yến 1, khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn… đã khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE với việc tổ chức tốt nhiều chương trình hội nghị, hội thảo như: Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp Nhà soạn Tuồng Nguyễn Diêu; Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai chương trình bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch giai

đoạn 2010 – 2015 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; Hội thảo “Vai trò của báo chí đối với phát triển du lịch miền Trung – Tây nguyên”, đặc biệt 7/2013 Bình Định tổ chức thành công hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” là sự kiện khoa học quan trọng

của Việt Nam và quốc tế với sự tham gia của hơn 200 các nhà khoa học đến từ hơn 30 quốc gia, trong đó có 7 nhà khoa học, bác học đã được nhận giải thưởng Nobel [1, Tr2]. Một loạt các cuộc hội nghị khoa học, lớp học chuyên đề và các hội thảo, tập huấn được tổ chức. Trong đó, các hội nghị quốc tế gồm vũ trụ học trong kỷ nguyên Planck; Thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn; Vật lý nanô: từ cơ bản đến ứng dụng;

Hội nghị “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.…góp phần cho việc quảng bá hình ảnh du lịch

Hiện tại dịch vụ lưu trú của Bình Định có một thực trạng rất mâu thuẫn là vừa khủng hoảng thừa, vừa khủng hoảng thiếu về phòng khách sạn. Việc thừa các khách sạn, nhà nghỉ bình dân, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá và tranh giành khách, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú chưa có sự liên kết với nhau. Sự thiếu các khách sạn, nhà nghỉ cao cấp từ 3 đến 5 sao đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn nghỉ cho thị trường khách có khả năng chi trả cao, dẫn đến tình trạng có nhiều công ty du lịch và lữ hành quốc tế thường phải cắt lưu trú trong chương trình du lịch tham quan Bình Định, đưa khách đến lưu trú tại các tỉnh lân cận.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch cũng không đồng đều, tập trung nhiều ở thành phố Quy Nhơn.

Nhìn chung, ngành du lịch Bình Định đã có định hướng để phân bổ khá đồng đều cho các khu du lịch theo quy hoạch phát triển của toàn tỉnh, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nghỉ lại của khách. Nhưng với chất lượng phòng, chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu ổn định nên chưa đáp ứng và thu hút được thị trường khách có khả năng chi trả cao lưu lại Bình Định. Điều này giải thích tại sao hiện có nhiều đoàn khách quốc tế cao cấp chỉ đi tour đến tham quan một vài điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định trong ngày rồi quay lại Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi tiếp tới Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.

2.2.4.2 Hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch

Hệ thống nhà hàng tại Bình Định tương đối phong phú và đa dạng, đảm bảo đáp ứng cho việc phục vụ khách du lịch và khách địa phương. Trong các khách sạn đều có các nhà hàng đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách lưu trú. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Bình Định năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh có 13.356 đơn vị kinh doanh ăn uống, cụ thể: Kinh tế nhà nước có 6 đơn vị, kinh tế cá thể có 13.258 đơn vị, kinh tế tư nhân có 88 đơn vị, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 4 đơn vị. Các nhà hàng phân bố chủ yếu ở trung tâm thành phố Quy Nhơn.

Nhà hàng đặc sản ở Bình Định ngày càng nhiều và thu hút đông đảo du khách bởi những món ăn đặc sản địa phương như: hải sản, nem chua chợ Huyện, bánh canh chả cá... Tuy nhiên dịch vụ ăn uống cũng đa phần mới chỉ kinh doanh và

phục vụ ở quy mô gia đình, chất lượng phục vụ còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Mặc dù chính quyền địa phương cùng với ngành du lịch đã quan tâm đến công tác quy hoạch du lịch nhưng tình hình hiện nay rất dễ xảy ra nguy cơ vừa thừa lại vừa thiếu nhà hàng. Trong quá trình kinh doanh, các nhà hàng vẫn ở tình trạng hoạt động riêng lẻ, độc lập, cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng các món ăn không ổn định, giá cả thiếu nhất quán.

2.2.4.3 Dịch vụ vận chuyển du lịch

Trên địa bàn Bình Định có rất nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ vận chuyển như máy bay, ô tô, tàu hỏa. Hiện có 15 doanh nghiệp vận tải theo tuyến cố định; 4 công ty kinh doanh dịch vụ taxi và hàng trăm hộ gia đình có xe ô tô từ 4 đến 50 chỗ kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 tuyến xe buýt chạy tuyến cố định trong tỉnh. Loại hình dịch vụ vận chuyển ở Bình Định cơ bản đáp ứng nhu cầu về số lượng để phục vụ du khách. Tuy nhiên về chất lượng là một vấn đề cần phải nâng cấp cả về phương tiện và nhân lực tham gia vận chuyển. Về phương tiện chưa đảm bảo về an toàn và vệ sinh cho du khách. Ý thức về an toàn và văn minh du lịch của khách còn nhiều hạn chế.

2.2.4.4 Đơn vị kinh doanh lữ hành

Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành toàn tỉnh năm 2013 là 16 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 đơn vị kinh doanh lữ quốc tế , 12 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Năm 2013, các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và tour du lịch nước ngoài.

* Đối với tour du lịch trong tỉnh: các đơn vị đã lồng ghép các lễ hội của địa

phương với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thu hút được lượng khách du lịch đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)