Phân tích mô hình SWOT điểm đến du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Phân tích mô hình SWOT điểm đến du lịchBình Định

2.1. Điều kiện phát triển du lịchBình Định

2.1.2.Phân tích mô hình SWOT điểm đến du lịchBình Định

2.1.2.1 Strengths - Điểm mạnh

S1: Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịch

Bình Định có vị trí thuận lợi trong giao lưu, là cửa ngõ lên Tây Nguyên qua quốc lộ 19, là một tỉnh có hệ thống giao thông rất phát triển, với hệ thống giao

thông đa dạng bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Bên cạnh đó, vị trí địa lý còn cho phép Bình Định giao lưu kinh tế và mở rộng hành lang liên kết kinh tế và du lịch với hầu hết các trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch trong phạm vi toàn quốc và nhiều nước trong khu vực ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

S2: Bình Định có tiềm năng du lịch

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Bình Định là tỉnh có những yếu tố tiềm năng có giá trị lớn và đa dạng như biển, hồ, đầm, những danh thắng thiên nhiên như Ghềnh Ránh, Phương Mai - Núi Bà…Lợi thế so sánh của tài nguyên du lịch Bình Định là tài nguyên nhân văn. Nổi bật là quần thể các di tích liên quan đến Vua Quang Trung, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, võ cổ truyền Tây Sơn và cụm di tích nghệ thuật văn hoá Chăm. Ngoài những lợi thế về du lịch biển và văn hoá - lịch sử, Bình Định là tỉnh có đầy đủ các tài nguyên du lịch khác như sinh thái - nghỉ dưỡng, làng nghề truyền thống, lễ hội, ẩm thực...

S3: Có những lợi thế cho phát triển thương hiệu du lịch

- Môi trường sống an toàn và ổn định;

- Tính cách người dân hiền hòa, trung thực, mến khách được khách du lịch đánh giá cao; - Nhân lực dồi dào có khả năng tham gia phát triển du lịch;

- Hệ thống cơ sở vật chất kinh doanh du lịch tốt .

2.1.2.2 Weaknessess - Điểm yếu

W1: Thương hiệu du lịch Bình Định còn hạn chế chưa tạo được nét riêng của mình

Tiềm năng nổi trội nhất của du lịch Bình Định là du lịch văn hóa với điểm nhấn là văn hóa Tây Sơn. Tuy nhiên, Bình Định vẫn chưa biết cách khai thác hợp lý tiềm năng này. Festival Tây Sơn – Bình Định được định kỳ tổ chức 2 năm 1 lần nhằm làm nổi bật loại hình du lịch này nhưng vẫn còn mờ nhạt, chưa tạo dấu ấn riêng của Bình Định trong lòng du khách. Bên cạnh đó thương hiệu du lịch Bình Định cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có thể quan tâm đến. Quảng bá sản phẩm đặc trưng, hình ảnh điểm đến chưa tạo ấn tượng. Vì thế mỗi khi du khách đến Bình Định thường một đi không trở lại.

W2: Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lắp, chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn

Mặc dù trong nhiều năm qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Bình Định còn rất nghèo sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch bảo tàng Quang Trung – Nguyễn Huệ, hệ thống tháp Chăm, khu du lịch Gềnh Ráng...vẫn chưa đủ sức giữ chân khách. Sản phẩm làng nghề truyền thống chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù mang đậm nét của Bình Định để phục vụ du lịch. Ẩm thực cũng chỉ có rượu Bàu Đá, bánh ít, bánh tráng… du khách không thấy được sự mới lạ so với các địa phương khác. Bên cạnh đó ở đây còn chưa có các hoạt động dịch vụ về đêm như các khu vui chơi giải trí, các khu thương mại hàng hóa đặc trưng và độc đáo để cho du khách có dịp tiêu tiền.

W3: Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu

Chất lượng đội ngũ lao động du lịch Bình Định còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu (phân tích trong mục 2.2.5 thực trạng nguồn nhân lực du lịch Bình Định).

W4: Công tác xúc tiến du lịch vẫn chưa chuyên nghiệp

- Hoạt động xúc tiến du lịch chưa nhất quán, quy mô chưa tương xứng, chưa được đầu tư đúng mức ;

- Hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp ;

- Ngân sách và bộ máy cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và xây dựng thương hiệu chưa phù hợp với yêu cầu phát triển.

W5 : Nhận thức về phát triển du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch chưa cao

- Sự tham gia của cộng đồng, xã hội trong hoạt động du lịch chưa được phát huy cao ; - Vẫn còn nhiều tệ nạn : ăn xin, chèo kéo khách ; môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu.

W6: Sự phối hợp chưa hiệu quả

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ ;

- Sự phối hợp giữa nhành du lịch với các ngành chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt trong việc phát triển thương hiệu du lịch

W7 : Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trong những năm qua chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hiệu quả.

2.1.2.3 Opportunities - Cơ hội

O1: Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Bình Định ngày càng tăng mạnh. Ngoài ra, việc gia nhập vào tổ chức WTO đem đến cho Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

O2: Chính sách Nhà nước chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

Sau khi Khu kinh tế Nhơn Hội được Chính phủ phê duyệt, Bình Định được quy hoạch một trong 5 tỉnh trọng điểm kinh tế miền Trung, thì du lịch Bình Định được xác định là khu vực trọng điểm du lịch cả vùng và cả nước, đồng thời các nhà đầu tư mới bắt đầu chú ý đến Bình Định. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều vùng đắc địa du lịch đầy tiềm năng bậc nhất của tỉnh được xin lập dự án đầu tư. Cụ thể xem bảng: Dự án đầu tư ở phần phụ lục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O3 : Các sự kiện lớn quốc gia năm 2014: Liên hoan múa quốc tế tại Việt Nam, Hội chợ Du lịch quốc tế VIMIT (3/4/2014), Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Liên hoan Diều quốc tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu (8/5)... Đây sẽ là những cơ hội thu hút khách du lịch đến Việt Nam, đòi hỏi Bình Định phải thiết kế nhiều chương trình hấp dẫn khai thác thị trường khách này .

- O4: Công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho Bình Định

phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời quảng bá hình ảnh đến các nước dễ dàng hơn và là cơ hội để du lịch Bình Định tìm được những đối tác, khách hàng mới.

2.1.2.4 Threats - Thách thức

T1 : Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho ngành du lịch bị ảnh hưởng do người

rộng thị trường. Nền chính trị khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang diễn biến phức tạp (biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan, bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc-Philipin, Trung Quốc-Việt Nam…) thêm vào đó tình hình thiên tai dịch bệnh, khủng bố, đảo chính, chiến tranh Siry, Libi… là những nguyên nhân tiềm tàng cản trở lượng khách đến Việt Nam nói chung, Bình Định nói riêng và khách Việt Nam ra nước ngoài.

T2: Nằm cạnh các trung tâm du lịch : Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận

T3: Do nằm ở vị trí đặc biệt nên Miền Trung nói chung, Bình Định nói riêng thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu như bão, lụt, gió Lào... ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

T4: Điểm xuất phát về kinh tế của Bình Định còn ở mức thấp, mức sống và trình độ dân trí của người dân, nhất là vùng nông thôn không đồng đều, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn lớn. Bên cạnh đó một số cư dân địa phương ý thức chưa cao nên gây phiền hà cho khách du lịch (phân biệt giá cả đối với khách du lịch và khách địa phương, chèo kéo khách, ăn xin, móc túi…) ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp phân tích mô hình SWOT điểm đến du lịch Bình Định S W O T S (ĐIỂM MẠNH)

S1: Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịch ;

S2: Bình Định có tiềm năng du lịch

S3: Có những lợi thế cho phát triển thương hiệu du

lịch

W (ĐIỂM YẾU)

W1: Thương hiệu du lịch Bình Định còn hạn chế, chưa tạo được nét riêng W2: Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lắ, chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn

W3: Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu W4: Công tác xúc tiến du lịch vẫn chưa chuyên nghiệp W5: Nhận thức về phát triển du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch chưa cao W6: Sự phối hợp chưa hiệu quả W7 : Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch chưa phát huy hiệu quả

O (CƠ HỘI) O1: Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội

CHIẾN LƯỢC S-O S1, S2, S3 + O1, O2, O3 : Tìm kiếm thị phần khách

CHIẾN LƯỢC W-O W1, W4 + O1, O2, O3: Tăng cường công tác marketing

phát triển cho du lịch cả nước nói chung và Bình Định nói riêng.

O2: Chính sách Nhà nước

chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch O3 : Các sự kiện lớn quốc gia năm 2014 O4: Sự phát triển công nghệ thông tin hàng bằng cách tăng cường khaithác thị trường mục tiêu Chiến lược thâm nhập thị trường S2, S3 +O3 ,O4: Mở rộng khai thác sang khách hàng khác, ngoài thị trường mục tiêu hiện tại 

Chiến lược phát triển thị trường

để thâm nhập thị trường

Chiến lược marketing (chú trọng chiến lược phát triển hình ảnh, thương hiệu du lịch Bình Định) W3, W6, W7 + O1, O2: Cải tiến hệ thống thông tin, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, bồi dưỡng nhân sự để phát triển

 Chiến lược tổ chức nhân sự T (THÁCH THỨC) T1: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bất ổn chính trị thế giới và khu vực; T2: Nằm cạnh các trung tâm du lịch : Khánh Hòa, Đà Nẵng T3: Bình Định thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu T4 : Điểm xuất phát về kinh tế của Bình Định còn ở mức thấp, mức sống và trình độ dân trí của người dân

T5 : Chính sách thu hút chất xám với những đãi ngộ cao

của các đối thủ cạnh tranh

CHIẾN LƯỢC S-T S1, S2, S3 + T1,T3, T4 : Tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cường công tác marketing để thâm nhập thị trường

 Chiến lược marketing S1, S2 + T2 : Phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường mục tiêu và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ S3 + T5 : Xây dựng chính sách nhân sự nhằm tìm kiếm những nhân sự phù hợpChiến lược tổ chức nhân sự CHIẾN LƯỢC W-T W1,W2+T1T2: Cố gắng khắc phục, nâng cao chất lượng những sản phẩm du lịch đồng thời tăng cường khuyến mãi, giảm giá tour thu hút khách hàng 

2.2 Thực trạng phát triển du lịch Bình Định

2.2.1 Đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách du lịch tỉnh Bình Định Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 2009-2013

Năm

Tổng số lượt khách Khách quốc tế Khách nội địa Số lượt khách Tăng so với năm trước (%) Số lượt khách Tăng so với năm trước(%) Số lượt khách Tăng so với năm trước (%) 2009 776.126 9 57.781 1,34 718.345 9,54 2010 971.116 25,12 79.079 36,86 892.037 24,18 2011 1.176.500 21,15 94.138 19,04 1.082.362 21,3 2012 1.462.314 24,29 120.747 28,27 1.341.567 23,95 2013 1.696.284 16 138.859 15 1.557.425 16 2009-2013 19,11 20,1 19

Nguồn: Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Du lịch là một ngành rất nhạy cảm với sự ổn định trong nước, tăng trưởng kinh tế và tình trạng kinh tế thế giới. Chính vì vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 đã làm cho thu nhập của người dân bị ảnh hưởng cũng như việc chi tiêu một cách dè dặt hơn để đảm bảo cho cuộc

sống. Lượng khách nước ngoài tới Bình Định trong năm 2009 giảm mạnh và chỉ tăng có 9% so với 2008. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại, nền kinh tế thế giới đang hồi phục dần giúp ngành du lịch tăng trưởng nhanh. Năm 2013, ngành du lịch Bình

Định đón được 1.696.284 lượt khách, tăng 16% so với năm 2012 (trong đó khách du lịch quốc tế đạt 138.859 lượt tăng 15% so với năm 2012, khách nội địa đạt 1.557.425 lượt tăng 16 % so với năm 2012). Tốc độ tăng trưởng du khách đến Bình Định giai đoạn 2009-2013 tăng bình quân 19,11%/năm, nhưng có mức độ hoạt động du lịch thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An hay Phan Thiết [18].

2.2.1.1 Thị trường khách du lịch quốc tế a. Thị trường truyền thống a. Thị trường truyền thống

- Thị trường Bắc Mỹ: Chủ yếu là khách du lịch Mỹ;

- Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

b. Thị trường mục tiêu

- Thị trường Trung Quốc ;

- Thị trường các nước Khu vực ASEAN: chú trọng khai thác thị trường khu vực Đông Bắc Thái Lan qua hành lang đông tây.

c. Thị trường tiềm năng

- Thị trường Nga; - Thị trường Australia

2.2.2.2 Thị trường khách du lịch nội địa

Thị trường khách du lịch nội địa của Bình Định được xác định cơ sở để tạo sự phát triển ổn định cho du lịch Bình Định. Các thị trường nội địa du lịch Bình Định tập trung khai thác là:

+ Thị trường nội tỉnh: với đối tượng là cư dân trong tỉnh, đặc biệt là những khu vực có trình độ phát triển cao như các khu đô thị, khu kinh tế mở, thành phố Quy Nhơn.

+ Thị trường Miền Trung: tập trung khai thác khách du lịch tại các khu vực đô thị, công nghiệp, kinh tế phát triển như Đà Năng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An…

+ Thị trường phía Nam: tập trung khai thác thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. + Thị trường khu vực Bắc Bộ: khai thác các thị trường du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… [5, Tr. 52&53]

2.2.2.3 Đánh giá chung về thị trường khách du lịch a. Thị trường khách du lịch quốc tế

- Thị trường Tây Âu là thị trường có khả năng chi tiêu khá lớn. Đối tượng khách du lịch của thị trường này phù hợp với các loại hình du lịch khai thác được tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như văn hoá truyền thống của Bình Định;

- Khách du lịch Mỹ ưa thích các loại hình sản phẩm du lịch liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ, đặc biệt là các tour du lịch thăm lại chiến trường xưa (DMZ) khu vực miền trung – Tây nguyên, trong đó có Bình Định;

- Thị trường Đông Bắc Á là thị trường đang có tốc độ gia tăng khá nhanh do sự gần gũi về mặt địa lý. Thị trường này có mức chi tiêu không cao trừ khách Nhật Bản nhưng lại là thị trường có quy mô lớn;

- Thị trường Nga: Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù hiện nay khách Nga chưa nằm trong top 10 thị trường có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất nhưng đây lại là thị trường khách có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Bên cạnh đó khả năng chi tiêu của nguồn khách du lịch này là rất lớn. Thị trường Nga là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 40)