2.2.2 .Loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Định
2.2.4. Thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch
2.2.4.1 Cơ sở lưu trú du lịch
Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở lưu trú tại Bình Định tăng đáng kể. Sự tăng nhanh về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng là do du lịch Bình Định được đánh giá là ngành kinh tế có lợi nhuận cao. Các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng phòng ngủ cũng được nâng lên theo từng thời kỳ để đáp ứng về mặt số lượng cũng như nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Hệ thống sản phẩm, cơ sở dịch vụ tương đối hoàn chỉnh với trên 122 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch (năm 2013), trong đó có 77 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng bao gồm: 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 12 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, với tổng số phòng lên trên 3.040 phòng, trong đó trên 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế đa dạng về loại hình phục vụ như: khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị…
Bảng 2.4: Cơ sở lưu trú tỉnh Bình Định Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Cơ sở lưu trú Số cơ sở Cơ sở 98 100 110 120 122 Số lượng phòng Phòng 2.329 2.500 2.647 2.923 3.040 Trong đó:
+ Số cơ sở được xếp sao Cơ sở 44 85 68 74 77
+ Số lượng phòng Phòng 1.447 1.637 1.937 2.057 2.860
Công suất sử dụng phòng
(cả năm) % 60 70 70 75 70
Nguồn:Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bình Định
Cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở lưu trú cơ bản đã được cải tiến, nâng cấp và bổ sung các dịch vụ phụ trợ như: massage, phòng tắm xông hơi, nhà hàng ăn uống, sân tennis, bể bơi, phòng hội nghị, hội thảo…Trong năm 2012, tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh như khách sạn Hải Âu, khách sạn Hoàng Yến 1, khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn… đã khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE với việc tổ chức tốt nhiều chương trình hội nghị, hội thảo như: Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp Nhà soạn Tuồng Nguyễn Diêu; Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai chương trình bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch giai
đoạn 2010 – 2015 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; Hội thảo “Vai trò của báo chí đối với phát triển du lịch miền Trung – Tây nguyên”, đặc biệt 7/2013 Bình Định tổ chức thành công hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” là sự kiện khoa học quan trọng
của Việt Nam và quốc tế với sự tham gia của hơn 200 các nhà khoa học đến từ hơn 30 quốc gia, trong đó có 7 nhà khoa học, bác học đã được nhận giải thưởng Nobel [1, Tr2]. Một loạt các cuộc hội nghị khoa học, lớp học chuyên đề và các hội thảo, tập huấn được tổ chức. Trong đó, các hội nghị quốc tế gồm vũ trụ học trong kỷ nguyên Planck; Thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn; Vật lý nanô: từ cơ bản đến ứng dụng;
Hội nghị “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.…góp phần cho việc quảng bá hình ảnh du lịch
Hiện tại dịch vụ lưu trú của Bình Định có một thực trạng rất mâu thuẫn là vừa khủng hoảng thừa, vừa khủng hoảng thiếu về phòng khách sạn. Việc thừa các khách sạn, nhà nghỉ bình dân, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá và tranh giành khách, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú chưa có sự liên kết với nhau. Sự thiếu các khách sạn, nhà nghỉ cao cấp từ 3 đến 5 sao đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn nghỉ cho thị trường khách có khả năng chi trả cao, dẫn đến tình trạng có nhiều công ty du lịch và lữ hành quốc tế thường phải cắt lưu trú trong chương trình du lịch tham quan Bình Định, đưa khách đến lưu trú tại các tỉnh lân cận.
Sự phân bố các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch cũng không đồng đều, tập trung nhiều ở thành phố Quy Nhơn.
Nhìn chung, ngành du lịch Bình Định đã có định hướng để phân bổ khá đồng đều cho các khu du lịch theo quy hoạch phát triển của toàn tỉnh, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nghỉ lại của khách. Nhưng với chất lượng phòng, chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu ổn định nên chưa đáp ứng và thu hút được thị trường khách có khả năng chi trả cao lưu lại Bình Định. Điều này giải thích tại sao hiện có nhiều đoàn khách quốc tế cao cấp chỉ đi tour đến tham quan một vài điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định trong ngày rồi quay lại Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi tiếp tới Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.
2.2.4.2 Hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch
Hệ thống nhà hàng tại Bình Định tương đối phong phú và đa dạng, đảm bảo đáp ứng cho việc phục vụ khách du lịch và khách địa phương. Trong các khách sạn đều có các nhà hàng đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách lưu trú. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Bình Định năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh có 13.356 đơn vị kinh doanh ăn uống, cụ thể: Kinh tế nhà nước có 6 đơn vị, kinh tế cá thể có 13.258 đơn vị, kinh tế tư nhân có 88 đơn vị, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 4 đơn vị. Các nhà hàng phân bố chủ yếu ở trung tâm thành phố Quy Nhơn.
Nhà hàng đặc sản ở Bình Định ngày càng nhiều và thu hút đông đảo du khách bởi những món ăn đặc sản địa phương như: hải sản, nem chua chợ Huyện, bánh canh chả cá... Tuy nhiên dịch vụ ăn uống cũng đa phần mới chỉ kinh doanh và
phục vụ ở quy mô gia đình, chất lượng phục vụ còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Mặc dù chính quyền địa phương cùng với ngành du lịch đã quan tâm đến công tác quy hoạch du lịch nhưng tình hình hiện nay rất dễ xảy ra nguy cơ vừa thừa lại vừa thiếu nhà hàng. Trong quá trình kinh doanh, các nhà hàng vẫn ở tình trạng hoạt động riêng lẻ, độc lập, cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng các món ăn không ổn định, giá cả thiếu nhất quán.
2.2.4.3 Dịch vụ vận chuyển du lịch
Trên địa bàn Bình Định có rất nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ vận chuyển như máy bay, ô tô, tàu hỏa. Hiện có 15 doanh nghiệp vận tải theo tuyến cố định; 4 công ty kinh doanh dịch vụ taxi và hàng trăm hộ gia đình có xe ô tô từ 4 đến 50 chỗ kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 tuyến xe buýt chạy tuyến cố định trong tỉnh. Loại hình dịch vụ vận chuyển ở Bình Định cơ bản đáp ứng nhu cầu về số lượng để phục vụ du khách. Tuy nhiên về chất lượng là một vấn đề cần phải nâng cấp cả về phương tiện và nhân lực tham gia vận chuyển. Về phương tiện chưa đảm bảo về an toàn và vệ sinh cho du khách. Ý thức về an toàn và văn minh du lịch của khách còn nhiều hạn chế.
2.2.4.4 Đơn vị kinh doanh lữ hành
Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành toàn tỉnh năm 2013 là 16 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 đơn vị kinh doanh lữ quốc tế , 12 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Năm 2013, các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và tour du lịch nước ngoài.
* Đối với tour du lịch trong tỉnh: các đơn vị đã lồng ghép các lễ hội của địa
phương với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thu hút được lượng khách du lịch đến Bình Định trong đó thị trường khách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn; riêng Công ty TNHH du lịch Miền Trung thành công trong việc đưa tour du lịch lặn biển “Ngắm san hô’ ( Nhơn Hải - Qui Nhơn), tour du lịch biển Nhơn Lý và tour du lịch trượt cát… phục vụ khách du lịch và đã thu hút được nhiều đối tượng khách trong và ngoài tỉnh tham gia.
* Đối với các tour du lịch ngoài tỉnh: Các Trung tâm lữ hành trong năm
2013 cũng đã tổ chức tốt các tour du lịch ngoài tỉnh đa dạng và hấp dẫn như: tour Nha Trang - Vipearland - Đà Lạt; Đà - Hội An - Huế - Phong Nha; Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long ; Quy Nhơn - TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ …
* Đối với tour du lịch nước ngoài: Trung tâm dịch vụ lữ hành Hải Âu, Chi
nhánh Vietravel cũng tổ chức nhiều tour nước ngoài như Đất nước Chùa Tháp CamPuChia (4 ngày); tour Thái Lan (6 ngày); Đảo Quốc Sư tử Singapore (4 ngày); khám phá Trung Hoa… thu hút ngày càng nhiều khách đi tham quan du lịch.
Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ, mở rộng nhiều dịch vụ mới, đa dạng, áp dụng nhiều chính sách giảm giá, khuyến mãi nhằm thu hút khách du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau như giảm giá vé với số lượng khách lớn, bảo hiểm du lịch, giảm giá vé cho trẻ em, quà tặng, khuyến mãi các vật dụng trong chương trình, thực hiện giảm giá và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác vào các dịp lễ, tết trong năm [1, Tr.3].
Mặc dù năm 2013, các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và tour du lịch nước ngoài, nhưng hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp trong tỉnh còn rất yếu, các chương trình du lịch chủ yếu phục vụ khách lẻ và chưa tạo những ấn tượng đặc sắc cho du khách. Hiện tượng cạnh tranh mãnh liệt về giá và khách vẫn còn diễn ra khá phổ biến giữa các doanh nghiệp. Do thị trường nhỏ, các đơn vị này thường giảm giá, cắt giảm chương trình, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và thường thay đổi công việc ảnh hưởng đến chất lượng các chương trình du lịch .
2.2.4.5 Dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm
Các cửa hàng lưu niệm tại Bình Định có xu hướng hình thành theo khu vực hoặc đặt ngay trong các khách sạn để tiện cho việc mời chào du khách cũng như đáp ứng thị hiếu của du khách. Tuy nhiên, quy mô các điểm bán hàng chưa lớn, mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, chưa tạo được những sản phẩm mang dấu ấn của từng khu, từng điểm du lịch, hình thức chào mời và quảng bá còn hạn chế. Bình Định chưa hình thành được các tụ điểm mua sắm để đưa vào các chương trình du lịch.
Nhìn chung hàng lưu niệm còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp với các tỉnh, thiếu tính hấp dẫn. Thiếu tính tổ chức cho khách tham quan, thiếu sự phối kết hợp với các hãng lữ hành làm cho mỗi làng nghề chưa thực sự là một đối tượng tham quan hấp dẫn. Thậm chí hàng lưu niệm lại được sản xuất từ địa phương khác, quốc gia khác. Hàng hóa được giới thiệu, bày bán tại các điểm du lịch phần lớn là hàng hóa không phải sản xuất tại Bình Định mà chủ yếu là hàng hóa của Trung Quốc.
2.2.4.6 Dịch vụ vui chơi giải trí
Dịch vụ vui chơi giải trí ở Bình Định cũng rất đơn điệu và nghèo nàn, khách đến tham quan và lưu trú tại Bình Định buổi tối chỉ được giới thiệu đi dạo phố, uống coffee hay đi hát karaoke là về khách sạn nghỉ. Ngay trong các điểm du lịch cũng chưa có các dịch vụ vui chơi bổ trợ, khách du lịch đến các điểm du lịch chỉ đơn thuần là tham quan và thưởng thức một vài món ăn. Đây chính là một trong những yếu điểm làm giảm khả năng thu hút và cạnh tranh của Bình Định với các địa phương khác. Do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí của khách nên không kéo dài thêm thời gian lưu trú của khách cũng như tăng chi tiêu của khách tại Bình Định.
2.2.4.7. Doanh thu du lịch
Theo thống kê của Sở VH-TT&DL Bình Định, năm 2013, tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 603 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012 (trong đó doanh thu lưu trú gần 181 tỉ đồng, chiếm 30%; doanh thu ăn uống trên 241 tỉ đồng, chiếm 40%; doanh thu bán hàng và các dịch vụ khác gần 139 tỉ đồng, chiếm 23%; doanh thu lữ
hành và vận chuyển trên 42 tỉ đồng, chiếm 7%). Tuy nhiên doanh thu du lịch của
Bình Định chỉ bằng 10,9% so với doanh thu du lịch của Bình Thuận (theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Bình Thuận, doanh thu du lịch Bình Thuận ước đạt 4.358 tỷ đồng); 7,8% so với Đà Nẵng (Theo báo cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng, doanh thu du lịch Đà Nẵng ước đạt 6.105 tỷ đồng) và 18,4% so với Khánh Hòa (theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, doanh thu du lịch Khánh Hòa: ước đạt 2.570 tỷ đồng), một tỷ lệ quá thấp cho thấy mức độ kém phát triển của hoạt động du lịch Bình Định. Có thể thấy, với tiềm năng du lịch về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa đa
dạng và phong phú nhưng ngành du lịch Bình Đình chưa khai thác hết các tiềm
năng đó để biến thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách. 2.2.5 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Bảng 2.5: Lao động ngành du lịch ĐVT: Người 2009 2010 2011 2012 2013 Lao động ngành DL 1.890 2.593 3.500 3.800 4.050 - Đại học và trên ĐH 451 480 630 836 1.120 - Cao đẳng, Trung cấp 1.089 1.500 1.960 2.090 2.064 - Đào tạo khác 34 60 142 874 866
- Chưa đào tạo 306 553 768 - -
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định
Theo thống kê của Sở VH-TH&DL Bình Định, đến năm 2013, số lao động làm du lịch của Bình Định đạt con số 4.050 người. Nguồn nhân lực du lịch có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Số cán bộ có trình độ Đại học, nhất là Đại học chuyên ngành du lịch tăng theo từng năm. Năm 2013, theo trình độ đào tạo: có 1.120 lao động có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 27,6%), 2.064 người có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm 51%), số còn lại là sơ cấp và dưới sơ cấp (chỉ qua đào tạo tại chỗ) hay chưa được đào tạo (chiếm 21,4%). Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch của Bình Định hiện còn khá thấp so với mặt bằng chung của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, phần lớn nhân lực có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A,B tiếng Anh. Tỷ lệ lao động biết 02 ngoại ngữ trở lên chỉ chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong ngành.Tuy nhiên, lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở Bình Định còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao. Đây
là một thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch trong thời gian tới vì tương lai không xa một loạt các dự án du lịch lớn hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn, bố trí nhân sự, người lao động.
2.2.6 Thực trạng tổ chức quản lý và đầu tư phát triển du lịch 2.2.6.1 Thực trạng tổ chức quản lý 2.2.6.1 Thực trạng tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Bình Định được củng cố, kiện toàn.