Cảm nhận của du khách về hình ảnh Bình Định sau chuyến đi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 97 - 102)

ĐVT: %

Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch và phiếu điều tra công ty du lịch

Biểu đồ 3.5: Cảm nhận của du khách về hình ảnh Bình Định sau chuyến đi cho thấy rằng: Điều để lại ấn tượng tốt nhất đối với du khách là Bình Định có nhiều phong cảnh đẹp kết hợp với sự đa dạng, phong phú của văn hóa truyền thống. Các

tiêu chí khách đánh giá là tốt chiếm tỷ lệ cao, hầu hết ở mức trên 50%. Có thể nhận thấy, giữa giá trị mong đợi và giá trị cảm nhận của du khách khi đến du lịch tại Bình Định là tương đối sát thực. Chứng tỏ du lịch Bình Định phần nào đã đáp ứng được những mong muốn của khách du lịch về các tiêu chí như cảnh quan, môi trường, an ninh, dịch vụ phục vụ…

Một điều đáng quan ngại cho việc tạo dựng hình ảnh tại điểm đến của Bình Định chính là vấn nạn vệ sinh môi trường, có tới 77/210 phiếu điều tra (chiếm 36,7%) cho rằng vệ sinh môi trường chưa tốt. Tại nhiều điểm, do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự quan tâm đầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xả rác bừa bãi trong mùa du lịch đến mức báo động. Bên cạnh đó là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của các công trình dịch vụ trong khuôn viên các điểm đến, các dịch vụ phục vụ tại điểm du lịch còn là vấn đề cần được quan tâm cải thiện, khi có tới 67 phiếu điều tra được hỏi (chiếm 31,9%) cho rằng cơ sở phục vụ du lịch chưa phù hợp với khuôn viên các điểm đến, chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch; 56/210 phiếu điều tra (chiếm 26,7%) cho thấy chất lượng dịch vụ chưa tốt, hàng lưu niệm chưa phong phú. Bên cạnh đó kiến thức của hướng dẫn viên du lịch về văn hóa-lịch sự cũng là một vấn đề cần được quan tâm, Bình Định có một nền lịch sử, văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Hướng dẫn viên cần phải nghiên cứu kỹ về Bình Định thì sẽ thỏa mãn được yêu cầu của khách du lịch. Song trước một sự đa dạng kiến thức về lịch sử, văn hóa Bình Định, phải chọn lọc, phải nói làm sao cho đúng và cho trúng thì không hề đơn giản, nhất là đối với những hướng dẫn viên trẻ chưa có sự tích lũy nhiều. Cho nên có đến 79/210 phiếu điều tra (chiếm 37,6%) đánh giá kiến thức hướng dẫn viên chưa tốt.

Vì vậy, về mặt chiến lược lâu dài cho sự phát triển chung của du lịch, tỉnh Bình Định cần phải phát huy hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm xây dựng niềm tin, sự cảm nhận đối với khách du lịch. Đồng thời cần tập trung rà soát, đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực hơn, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Đây là hoạt động nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong

việc phục vụ khách du lịch; đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách phục vụ một cách đồng nhất giữa các điểm du lịch nhà hàng, khách sạn…để mang lại sự cảm nhận cao từ phía du khách. Công tác quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cần sớm được hoàn thiện làm căn cứ cho việc cấp phép các công trình liên quan đến cảnh quan môi trường tại mỗi điểm du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự môi trường tại các khu điểm du lịch.

3.1.7 Phát triển nhận dạng thương hiệu du lịch Bình Định 3.1.7.1 Thuộc tính thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định 3.1.7.1 Thuộc tính thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định

Thuộc tính thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định chính là những tài sản du lịch chính của Bình Định, là những địa điểm du khách ưa thích. Đó là:

- Quần thể di tích thời Tây Sơn – Quang Trung, bao gồm: + Nhà bảo tàng Quang Trung;

+ Điện Tây Sơn;

+ Cây me cổ thụ, giếng nước; + Đàn tế trời đất.

- Cụm tháp Chăm nổi tiếng là: Tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long) và kiến trúc thành Đồ Bàn (thành Vijaya)-đặt theo niên hiệu của vua Chăm Xá Lợi Đà Ngô Nhật Hoán là Chapan.

3.1.7.2 Bản chất thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định

- Tham quan di tích lịch sử ;

- Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc Chăm pa.

3.1.7.3 Giá trị thương hiệu du lịch Bình Định

Bình Định mang nhiều giá trị trong đó nổi bật là 2 giá trị cốt lõi: văn hóa đặc sắc và lịch sử hùng tráng gắn liền vương quốc Chăm pa và phong trào Tây Sơn. Với những giá trị trên Bình Định đã và đang là điểm đến mới hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

* Giá trị văn hóa

Nếu nói phía Bắc có nền văn hóa Đông Sơn, phía Nam có nền văn hóa Óc Eo thì Bình Định, trung điểm của khu vực miền Trung bên cạnh nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa Chămpa nổi tiếng.

Bình Định từng là kinh đô của Vương quốc Champa từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI và thời vàng son đó còn lưu lại đến ngày nay những di sản vô giá với dấu tích thành quách và những ngọn tháp rêu phong vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, bằng chính những giá trị văn hóa nghệ thuật đích thực của chúng. Hiện nay ở Bình Định có hệ thống tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn và hết sức phong phú, đa dạng về nét văn hóa Chăm hấp dẫn đối với khách du lịch và chỉ có được ở Bình Định. Những cụm tháp Chăm nổi tiếng là tháp bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Đôi. Ngoài ra văn hóa Chăm còn được nhìn thấy ở thành Đồ Bàn. Thành được xây dựng từ thành Vijaya (thành Đồ Bàn) từ thế kỷ X - XIII, thành Đồ Bàn giữ chức năng là một trung tâm tôn giáo trong lịch sử. Từ thế kỷ XIII dến XV thành Đồ Bàn đảm nhận hai chức năng: trung tâm tôn giáo hành lễ và là kinh đô vương quốc Chămpa.

Dưới thời khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau khi quét sạch thù trong, giặc ngoài đã xây dựng nền văn hóa Tây Sơn với tư cách như một cuộc cách mạng về văn hóa, trong đó đề cao chữ Nôm mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển đi liền với chủ quyền và độc lập dân tộc. Đồng thời võ thuật và trống trận Quang Trung là hai di sản phi vật thể lớn của Nhà Tây Sơn. Ba anh em Tây Sơn là những người có vai trò rất to lớn khai sáng, phát triển, hoàn thiện các võ phái Bình Định, cải cách nâng cao các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho nghĩa quân. Bởi vậy, nhà biểu diễn võ, nhạc và đội biểu diễn nhạc, võ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu của Bảo tàng Quang Trung.

* Giá trị lịch sử

Bình Định gắn liền với diễn biến lịch sử huy hoàng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Bình Định

gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Huệ - là vị anh hùng dân tộc có công dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Những đặc thù lịch sử Bình Định đã lưu lại cùng với thời gian nhiều di lích quý giá, đó là quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn;

Với 11.057 tư liệu hiện vật gốc và hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung được coi đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú nhất về một thời đại lừng lẫy và vị vua kiệt xuất nhất, được yêu mến nhất trong lịch sử dân tộc. Bảo tàng Quang Trung là bảo tàng duy nhất ở nước ta có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong biên chế của mình, chuyên biểu diễn nhạc, võ Tây Sơn. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung đã thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập. Đây là một trong những địa điểm tham quan chính của du khách khi đến Bình Định.

3.1.8 Thiết kế thương hiệu du lịch Bình Định 3.1.8.1 Tên gọi 3.1.8.1 Tên gọi

Tên gọi “Du lịch đất võ – Bình Định” được thiết kế gồm 2 phần:

“Du lịch đất võ”: hiểu đơn giản là các điểm đến đặc sắc nhưng đặc trưng là võ thuật

gói gọn trong một địa phương; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bình Định”: Việc gắn địa danh du lịch Bình Định với điểm đặc trưng, nổi tiếng là võ thuật nhằm hướng khách du lịch nhận diện được tốt hơn.

3.1.8.2 Logo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 97 - 102)