Thiết kế thương hiệu du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 101)

7. Bố cục của luận văn

3.1.8. Thiết kế thương hiệu du lịchBình Định

3.1.8.1 Tên gọi

Tên gọi “Du lịch đất võ – Bình Định” được thiết kế gồm 2 phần:

“Du lịch đất võ”: hiểu đơn giản là các điểm đến đặc sắc nhưng đặc trưng là võ thuật

gói gọn trong một địa phương;

“Bình Định”: Việc gắn địa danh du lịch Bình Định với điểm đặc trưng, nổi tiếng là võ thuật nhằm hướng khách du lịch nhận diện được tốt hơn.

3.1.8.2 Logo

Biểu đồ 3.6 : Đề xuất về biểu tượng du lịch Bình Định ĐVT: %

Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch và phiếu điều tra công ty lữ hành

Từ kết quả điều tra đề xuất biểu tượng du lịch Bình Định cho thấy: 95/210 phiếu điều tra chiếm 45,2% đồng ý biểu tượng logo(đã có), 46/210 phiếu điều tra chiếm 21,9% cho rằng biểu tượng du lịch Bình Định phải thể hiện nét văn hóa đặc trưng của địa phương, 39/210 phiếu điều tra chiếm 18,6% đề xuất nên thể hiện cảnh quan biển Bình Định vì Bình Định có những bãi biển đẹp và nguyên sơ, 30/210 phiếu điều tra chiếm 14,3% đề xuất kết hợp cảnh quan và văn hóa. Như vậy bên cạnh ý kiến nên giữ nguyên biểu tượng (logo) đã có thì cũng có ý kiến phải có sự kết hợp cảnh quan và văn hóa đặc trưng tạo sự mới lạ cho logo. Từ đây logo cho thương hiệu du lịch Bình Định được tác giả đề xuất qua thiết kế như sau: tác giả sử dụng biểu tượng của tỉnh Bình Định thể hiện nét đặt trưng: Vua Quang Trung gắn liền phong trào Tây Sơn. Đồng thời, kết hợp với biểu tượng thiên nhiên là những con sóng biển.

Hình 3.7: Logo du lịch Bình Định theo đề xuất của tác giả

Ý nghĩa logo:

Logo được thiết kế mô phỏng vòng tròn tượng trưng mặt trời. Bên trong vòng tròn là tượng đài Quang Trung và những con sóng biển đồng thời kết hợp tên gọi

“ Du lịch đất võ – Bình Định”. Với ý nghĩa anh hoa và hào khí của Tây Sơn – Nguyễn Huệ sẽ vượt sóng đại dương để tỏa sáng rực rỡ, tạo nên niềm tin lớn, sức mạnh lớn trong quyết tâm bứt phá, hội tụ và phát triển du lịch Bình Định .

Hình ảnh logo sẽ giúp nhiều người liên tưởng đến những nét văn hóa đặc trưng vốn có của Bình Định đồng thời sự kết hợp hài hòa này tạo sự mới lạ, sáng

tạo cho logo thương hiệu du lịch Bình Định. 3.1.8.3 Nhạc hiệu

Nhạc hiệu cho thương hiệu du lịch Bình Định cần thể hiện sự hào khí, sự mạnh mẽ, niềm tự hào của quê hương Bình Định-anh hùng áo vải Nguyễn Huệ,

phong trào Tây Sơn. Với tiêu chí đó, tác giả dùng giai điệu bài hát: “Vang mãi khúc quân hành mùa xuân” - Sáng tác: Vĩnh An.

Bài hát đã thể hiện được ngọn lửa yêu nước, sức mạnh của đội quân Tây Sơn với chiến thắng Đống Đa lịch sử. Giai điệu bài hát nhanh, dồn dập tạo được khí thế, sức thu hút và lôi cuốn người nghe và truyền tải được thông điệp thương hiệu: Bình Định - nơi núi non hùng vĩ, nơi có truyền thống thượng võ hào hùng đã sinh ra và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc áo vải, cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII để từ đó ghi dấu bao chiến công hiển hách với chiến thắng Đống Đa lịch sử.

3.1.8.4 Khẩu hiệu (slogan)

Khẩu hiệu (slogan) chứa đựng những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục thương hiệu sẽ là một trong những yếu tố được sử dụng để quảng bá, xúc tiến hình ảnh cho điểm đến. Nhằm có cơ sở để đề xuất xây dựng một khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bình Định tác giả đã dựa những khẩu hiệu (slogan) du lịch Bình Định đã từng sử dụng cho những kỳ Festival võ thuật quốc tế, festival Tây Sơn nhằm thăm dò ý kiến của du khách và công ty du lịch thích gọi Bình Định như thế nào.

Biểu đồ 3.8 : Khẩu hiệu du lịch Bình Định ĐVT: %

Nguồn: Theo tác giả xây dựng dựa trên kết quả phiếu đánh giá khách du lịch và phiếu điều tra công ty lữ hành

Dựa trên kết quả nghiên cứu khách du lịch và phiếu điều tra công ty lữ hành thích gọi Bình Định như thế nào, tác giả nhận thấy hầu hết những khẩu hiệu du khách và các công ty du lịch lựa chọn là những khẩu hiệu ngắn gọn, đầy súc tích và khẩu hiệu đó phải nêu bậc nét đặc trưng vốn có của du lịch Bình Định điển hình có đến 68/210 phiếu điều tra chiếm 32% tổng số phiếu thích khẩu hiệu “Đất võ trời văn” hay 46/210 phiếu điều tra chiếm 22% tổng số phiếu thích khẩu hiệu ngắn gọn, súc tích nhiều hàm nghĩa “Miền đất hội tụ”.

Vì vậy tác giả đề xuất chọn khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bình Định là

“Tinh hoa đất Võ”. Với câu slogan này, tác giả muốn nhấn mạnh điểm đến du lịch

Bình Định luôn có những trải nghiệm mới, đầy xúc cảm khi đứng trước những di tích lịch sử, văn hóa Tây Sơn đặc trưng của địa phương, và thẩm nhận được những tinh hoa, những giá trị đặc sắc trong nét văn hóa vốn có tại vùng biển miền Trung này. Đồng thời cũng muốn góp phần giúp du khách tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu du lịch Bình Định trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh “đất Võ”.

3.2. Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Bình Định

3.2.1 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương hiệu du lịch Bình Định 3.2.1.1 Xác định nội dung quảng bá 3.2.1.1 Xác định nội dung quảng bá

Đối với nhiều nơi, nội dung để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tốt nhất vẫn là lễ hội. Nếu như Đà Lạt tổ chức Festival hoa thành công có sức quảng bá cho thành phố cao nguyên này, hay Festival Huế thành công với các loại hình nghệ thuật cung đình làm hấp dẫn du khách; Bình Định sẽ chọn cho mình những nội dung quảng bá gắn liền với Festival Tây Sơn – Bình Định, Liên hoan võ thuật cổ truyền quốc tế. Ngành du lịch Bình Định phải biết tranh thủ các sự kiện này nhằm tôn vinh, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là dịp để bạn bè quốc tế và cả nước hiểu biết hơn về kinh tế, văn hóa, xã hội trên quê hương “Miền đất võ”. Thông qua các chương trình hưởng ứng Festival, Bình Định tổ chức một số địa điểm biểu diễn mới gắn với các di tích lịch sử (Quang Trung – Nguyễn Huệ), danh lam thắng cảnh của Bình Định (Thành Hoàng đế, khu du lịch Hầm Hô…); tổ chức Lễ hội đường phố Võ cổ truyền Việt Nam; giới thiệu với bạn bè về ẩm thực Bình Định, bài chòi cổ dân gian, thơ Hàn Mặc Tử- Xuân Diệu…tạo động lực phát triển du lịch Bình Định. Trên tinh thần đó, tuyên truyền cho các hoạt động này là những nội dung quảng bá phù hợp nhất đối với du lịch Bình Định.

3.2.1.2 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch biết đến Bình Định chủ yếu qua các phương tiện truyền thông như: sách, báo, tạp chí và truyền hình…Cụ thể:

Đối với thị trường trong nước

Nghiên cứu về kênh và phương tiện thông tin cho thấy, 57% du khách trong nước biết đến Bình Định qua phương tiện truyền thông: internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh; 21% qua người thân, 11% qua trang web du lịch Bình Định, 8% qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch và 3% qua các ấn phẩm quảng cáo du lịch Bình Định.

Đối với thị trường ngoài nước

Như đã xác định ở phần trên, du lịch Bình Định cần tập trung vào 2 thị trường quốc tế quan trọng: thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ. Hơn 48,2% khách Tây Âu

biết đến Bình Định qua phương tiện truyền thông: Internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh; 33,3% qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch; còn lại 18,5% qua người thân. Còn đối với thị trường Bắc Mỹ thì hơn 52,4% qua phương tiện truyền thông: Internet, báo chí, truyền hình, truyền thanh mà du khách biết đến Bình Định, 38,1% du khách biết qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch, còn lại 9,5% biết qua người thân. Điều này cho thấy đối với thị trường ngoài nước thì sách, báo, tập chí, truyền hình, Internet và các công ty du lịch lữ hành là những kênh quảng bá quang trọng.

Do đó để quảng bá du lịch Bình Định đến với thị trường trong và ngoài nước một cách có hiệu quả bên cạnh những nội dung về nhiệm vụ của các bên liên quan đã trình bày ở mục 3.1.6.1, tác giả đề xuất bổ sung những giải pháp về phương tiện và kênh quảng bá cụ thể như sau:

a. Quảng cáo * Báo chí, tạp chí

- Phạm vi quảng cáo: Địa phương, trên cả nước, vùng lân cận - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Phát động các cuộc thi viết về Bình Định có gắn kết với chủ đề lịch sử, phong trào Tây Sơn, Quang Trung – Nguyễn Huệ thu hút nhiều cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồng thời tổ chức xuất bản các tác phẩm trên qua nhiều sách, báo, tạp chí trong nước;

+ Thực hiện các bài viết quảng bá du lịch Bình Định và giới thiệu hàng chục ảnh đẹp về du lịch Bình Định trên các tập chí du lịch.

* Truyền hình

- Phạm vi quảng cáo: Địa phương, cả nước, truyền hình cáp địa phương - Nội dung thực hiện quảng bá: Xây dựng những phim phóng sự giới thiệu về du lịch Bình Định với thời lượng và tần suất phát sóng thích hợp.

* Radio

- Phạm vi quảng cáo: Khu vực địa phương, khu vực trường học

- Nội dung thực hiện quảng bá: Thực hiện các nội dung du lịch Bình Định hấp dẫn như ẩm thực, chương trình du lịch tạo cảm hứng tưởng tượng cho du khách

* Các phương tiện sử dụng ngoài trời: Bảng hiệu, áp phích, xe bus…

- Phạm vi quảng cáo: Địa điểm công cộng: Sân bay, bến xe, nhà ga, dọc đường quốc lộ, khách sạn, quầy hàng, trạm dừng trên đường…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Xây dựng, thuê các biển quảng cáo tấm lớn, biển điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Định;

+ Đầu tư xây dựng các mẫu quảng cáo đặc trưng văn hóa Tây Sơn, tháp Chăm… hay dấu hiệu nhận diện thương hiệu du lịch Bình Định nhằm tăng khả năng nhận biết hình ảnh du lịch Bình Định;

+ Xây dựng và mở rộng mạng lưới các quầy thông tin du lịch nhằm cung cấp các ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs hình ảnh du lịch Bình Định tại các sân bay có số lượng chuyến bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Cần Thơ, Cam Ranh, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột... để giới thiệu cho khách du lịch các thông tin cần thiết về du lịch Bình Định.

+ Tại các nhà ga xe lửa, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, tùy theo điều kiện cụ thể bố trí các giá để ấn phẩm quảng bá du lịch cung cấp cho khách du lịch miễn phí.

+ Nhà nước hỗ trợ các chi phí đầu tư xây dựng các quầy thông tin du lịch; các doanh nghiệp du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn cần đóng góp chi phí và đầu tư kinh phí duy trì hoạt động của quầy thông tin du lịch.

* Brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs

- Phạm vi quảng cáo: Gửi thư trực tiếp, đặt tại bộ phận nhân sự các công ty lớn; văn phòng du lịch; khách sạn địa phương; các trường đại học, cao đẳng; các trạm dừng, bến xe, bến tàu; thư viện và các trung tâm cộng đồng…

- Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Đầu tư ngân sách nhiều hơn cho việc tăng chất lượng và đa dạng hóa các chủng loại ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs với các nội dung giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương;

+ Đầu tư các loại ấn phẩm với nhiều ngôn ngữ phù hợp với 2 thị trường chính châu Âu và Bắc Mỹ;

+ Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch qua đó quảng bá các ấn phẩm, brochure, bưu thiếp, đĩa CD, DCDs hình ảnh du lịch Bình Định đến du khách.

b. Quan hệ công chúng

* Tập tài liệu thông tin truyền thông

- Phạm vi quảng cáo: Các nhà tiếp thị du lịch - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Đầu tư xây dựng các tư hiệu được in ra đặc biệt phục vụ cho truyền thông; + Phân tích các mẫu chuyện như các câu chuyện dã sử Quang Trung – Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn, văn hóa Chăm; hay các thông tin truyền thông về văn hóa, ẩm thực du lịch Bình Định;

* Thông cáo báo chí

- Phạm vi quảng cáo: Báo chí, hãng du lịch lữ hành - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Tổ chức nhiều tour du lịch dành cho giới báo chí và đại diện của các hãng du lịch lữ hành (FAM Trip) nhằm thực hiện một thông cáo báo chí với những lời nhận xét tích cực về chương trình du lịch, lễ hội giúp quảng bá hình ảnh du lịch Bình Định

+ Phải duy trì mối quan hệ với những phóng viên báo chí và đài truyền hình/ truyền thanh địa phương

* Hình ảnh công chúng

- Nội dung thực hiện quảng bá: Thông qua các lần Festival Tây Sơn- Bình Định, Liên hoan quốc tế võ thuật cổ truyền, các sự kiện du lịch của tỉnh… nhà tiếp thị du lịch thực hiện những tấm ảnh công chúng phản ánh mọi người đang tham dự một cách tích cực vào những hoạt động du lịch nhằm tạo sự quan tâm đến du khách.

*Bài diễn thuyết

- Phạm vi quảng cáo: Hội chợ, triển lãm

- Nội dung thực hiện quảng bá: Thường xuyên tổ chức các đoàn tham gia hội chợ, triển lãm và tổ chức các cuộc họp báo giới thiệu du lịch Bình Định với du khách .

* Chương trình tài trợ

- Phạm vi quảng cáo: Đua xe đạp, hòa nhạc, thi đấu…. - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Phải lựa chọn chương trình tài trợ thích hợp có khán giả trùng khớp với thị trường mục tiêu, chương trình thu hút được sự chú ý tích cực của khán giả, phù hợp với các hoạt động marketing khác nhằm phản ánh và củng cố cho hình ảnh thương hiệu;

+ Thiết kế chương trình tài trợ tối ưu; + Phải đánh giá kết quả tài trợ.

c. Xúc tiến bán

* Quà tặng; những chương trình khuyến mãi

- Phạm vi quảng cáo: Khách du lịch: nội địa, quốc tế - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Thông qua việc thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh Bình Định các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần hợp tác, liên kết nhằm định giá vé của các sự kiện, khách sạn, dịch vụ ăn uống hợp lý đến khách hàng tiềm năng;

+ Các doanh nghiệp du lịch tăng cường hoạt động xúc tiến bán có hiệu quả; + Thiết kế logo du lịch Bình Định làm quà tặng du khách.

d. Marketing trực tiếp

* Thư trực tiếp, thư điện thử, tiếp thị trực tiếp và khuyến mãi

- Phạm vi quảng cáo: Khách du lịch : nội địa, quốc tế - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: lữ hành, khách sạn… phải thiết lập thông tin liên lạc giữa khách du lịch với doanh nghiệp nhằm truyền đạt thông điệp quảng cáo thông qua thư, thư điện tử hay điện thoại. Chẳng hạn: Ngành Du lịch Bình Định thực hiện một mẫu tiếp thị trực tiếp sẽ thông báo các hoạt động Festival Tây Sơn – Bình Định và cung cấp cho khách hàng tiềm năng những chương trình du lịch hấp dẫn hay các chương trình du lịch giảm giá; Khách sạn địa phương cũng có thể cung cấp

cho khách hàng khuyến mãi “Giá đặc biệt mùa lễ hội” nhằm thu hút du khách;

e. Hội chợ - triễn lãm

- Phạm vi quảng cáo: Chuyên ngành du lịch - Nội dung thực hiện quảng bá:

+ Các doanh nghiệp, tổ chức du lịch cần tích cực tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành;

+ Các doanh nghiệp, tổ chức du lịch cần phải thu thập các nội dung thông tin đầy đủ về hội chợ - triễn lãm nhằm có chiến lược quảng bá thu hút khách tham quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)