7. Bố cục của luận văn
2.2.7. Mối quan hệ liên kết, hợp tác trong du lịch
Qua gần 3 năm (2011-2013) thực hiện Chương trình hành động phát triển du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, ngành du lịch Bình Định đã có bước phát triển đáng phấn khởi. Trong những nguyên nhân thành công, nổi bật lên là sự kết nối từ lãnh đạo tỉnh đến cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; kết nối giữa ngành du lịch cùng doanh nghiệp du lịch Bình Định với ngành du lịch và doanh nghiệp du lịch tại các thị trường trọng điểm…
Về sự kết nối giữa cơ quan chức năng và các doanh nghiệp du lịch, nhiều cuộc họp về du lịch có lãnh đạo tỉnh tham dự, lắng nghe, ghi nhận để có hướng giải quyết những vấn đề doanh nghiệp đề xuất; hoặc xử lý những bất cập, tồn tại; Đồng thời đã kêu gọi các doanh nghiệp du lịch góp ý, đề xuất các giải pháp thiết thực để tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành du lịch tỉnh nhà. Lãnh đạo tỉnh khẳng định sẽ thường xuyên gặp gỡ doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cùng thực hiện có hiệu quả mục tiêu biến du lịch thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch có sự hỗ trợ tích cực của ngành chức năng trong công tác quảng bá, tập huấn nghiệp vụ, định hướng tour, tuyến… góp phần tích cực để hoạt động quảng bá du lịch Bình Định đạt được kết quả tốt .
Một trong những sự kiện quan trọng của ngành du lịch Bình Định trong năm 2013 là sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Bình Định. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các cơ quan hữu quan, đồng thời cũng là sự đánh giá đúng mức vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế tỉnh nhà. Đây là sự kết nối giữa các doanh nghiệp du lịch với Hiệp hội, để có tiếng nói chung, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hiệp hội còn là diễn đàn trao đổi thông tin giữa các hội viên và giữa các hội viên với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển du lịch Bình Định.
Mục tiêu của hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch là hỗ trợ nhau phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch của mỗi địa phương; khai thác nguồn lực du lịch một cách hợp lý, tạo động lực mở rộng và phát triển thị trường du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch… Do đó, công tác liên kết phát triển vùng trong thời gian qua cũng được tỉnh Bình Định chú trọng, như Bình Định liên kết với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… tạo điều kiện thu hút khách du lịch về Bình Định, giúp doanh nghiệp du lịch trong tỉnh giao lưu, mở rộng thị trường hoạt động, hợp tác làm ăn với các đối tác chuyên nghiệp... Ngoài ra, còn là sự liên kết để tạo sản phẩm du lịch có tính liên vùng với các tỉnh, thành trong Vùng duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh Tây Nguyên, gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan… Có thể nói, sự liên kết giữa ngành du lịch Bình Định với ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, giữa ngành du lịch Bình Định với ngành du lịch Hà Nội đã đạt được hiệu quả thiết thực trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Hình ảnh đất nước, con người Bình Định được giới thiệu rộng rãi đến thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bước đầu tạo được sự hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch… Và nhất là lượng khách du lịch từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Bình Định ngày càng nhiều hơn. Năm 2013, Sở VH-TT&DL đã tổ chức liên tục 2 tour Famtrip tại Bình Định dành cho các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Tây
Nguyên, gắn với Hội thảo “Định hướng phát triển du lịch Bình Định dựa trên giá trị văn hóa, lịch sử và tài nguyên biển”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tăng
cường kết nối với các doanh nghiệp du lịch ở các thị trường trọng điểm để thu hút khách du lịch đến Bình Định.
Có thể khẳng định rằng, sự kết nối, liên kết du lịch trong và ngoài tỉnh đã góp phần tạo nền tảng vững chắc, là tiền đề đẩy mạnh phát triển du lịch Bình Định.