Giá trị thương hiệu du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 99 - 101)

7. Bố cục của luận văn

3.1.7.3.Giá trị thương hiệu du lịchBình Định

Bình Định mang nhiều giá trị trong đó nổi bật là 2 giá trị cốt lõi: văn hóa đặc sắc và lịch sử hùng tráng gắn liền vương quốc Chăm pa và phong trào Tây Sơn. Với những giá trị trên Bình Định đã và đang là điểm đến mới hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

* Giá trị văn hóa

Nếu nói phía Bắc có nền văn hóa Đông Sơn, phía Nam có nền văn hóa Óc Eo thì Bình Định, trung điểm của khu vực miền Trung bên cạnh nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa Chămpa nổi tiếng.

Bình Định từng là kinh đô của Vương quốc Champa từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI và thời vàng son đó còn lưu lại đến ngày nay những di sản vô giá với dấu tích thành quách và những ngọn tháp rêu phong vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, bằng chính những giá trị văn hóa nghệ thuật đích thực của chúng. Hiện nay ở Bình Định có hệ thống tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn và hết sức phong phú, đa dạng về nét văn hóa Chăm hấp dẫn đối với khách du lịch và chỉ có được ở Bình Định. Những cụm tháp Chăm nổi tiếng là tháp bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Đôi. Ngoài ra văn hóa Chăm còn được nhìn thấy ở thành Đồ Bàn. Thành được xây dựng từ thành Vijaya (thành Đồ Bàn) từ thế kỷ X - XIII, thành Đồ Bàn giữ chức năng là một trung tâm tôn giáo trong lịch sử. Từ thế kỷ XIII dến XV thành Đồ Bàn đảm nhận hai chức năng: trung tâm tôn giáo hành lễ và là kinh đô vương quốc Chămpa.

Dưới thời khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau khi quét sạch thù trong, giặc ngoài đã xây dựng nền văn hóa Tây Sơn với tư cách như một cuộc cách mạng về văn hóa, trong đó đề cao chữ Nôm mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển đi liền với chủ quyền và độc lập dân tộc. Đồng thời võ thuật và trống trận Quang Trung là hai di sản phi vật thể lớn của Nhà Tây Sơn. Ba anh em Tây Sơn là những người có vai trò rất to lớn khai sáng, phát triển, hoàn thiện các võ phái Bình Định, cải cách nâng cao các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho nghĩa quân. Bởi vậy, nhà biểu diễn võ, nhạc và đội biểu diễn nhạc, võ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu của Bảo tàng Quang Trung.

* Giá trị lịch sử

Bình Định gắn liền với diễn biến lịch sử huy hoàng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Bình Định

gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Huệ - là vị anh hùng dân tộc có công dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Những đặc thù lịch sử Bình Định đã lưu lại cùng với thời gian nhiều di lích quý giá, đó là quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn;

Với 11.057 tư liệu hiện vật gốc và hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung được coi đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú nhất về một thời đại lừng lẫy và vị vua kiệt xuất nhất, được yêu mến nhất trong lịch sử dân tộc. Bảo tàng Quang Trung là bảo tàng duy nhất ở nước ta có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong biên chế của mình, chuyên biểu diễn nhạc, võ Tây Sơn. Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung đã thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập. Đây là một trong những địa điểm tham quan chính của du khách khi đến Bình Định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 99 - 101)