Dịch vụ vui chơi giải trí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 61)

7. Bố cục của luận văn

2.2.4.6.Dịch vụ vui chơi giải trí

Dịch vụ vui chơi giải trí ở Bình Định cũng rất đơn điệu và nghèo nàn, khách đến tham quan và lưu trú tại Bình Định buổi tối chỉ được giới thiệu đi dạo phố, uống coffee hay đi hát karaoke là về khách sạn nghỉ. Ngay trong các điểm du lịch cũng chưa có các dịch vụ vui chơi bổ trợ, khách du lịch đến các điểm du lịch chỉ đơn thuần là tham quan và thưởng thức một vài món ăn. Đây chính là một trong những yếu điểm làm giảm khả năng thu hút và cạnh tranh của Bình Định với các địa phương khác. Do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí của khách nên không kéo dài thêm thời gian lưu trú của khách cũng như tăng chi tiêu của khách tại Bình Định.

2.2.4.7. Doanh thu du lịch

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL Bình Định, năm 2013, tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 603 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012 (trong đó doanh thu lưu trú gần 181 tỉ đồng, chiếm 30%; doanh thu ăn uống trên 241 tỉ đồng, chiếm 40%; doanh thu bán hàng và các dịch vụ khác gần 139 tỉ đồng, chiếm 23%; doanh thu lữ

hành và vận chuyển trên 42 tỉ đồng, chiếm 7%). Tuy nhiên doanh thu du lịch của

Bình Định chỉ bằng 10,9% so với doanh thu du lịch của Bình Thuận (theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Bình Thuận, doanh thu du lịch Bình Thuận ước đạt 4.358 tỷ đồng); 7,8% so với Đà Nẵng (Theo báo cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng, doanh thu du lịch Đà Nẵng ước đạt 6.105 tỷ đồng) và 18,4% so với Khánh Hòa (theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, doanh thu du lịch Khánh Hòa: ước đạt 2.570 tỷ đồng), một tỷ lệ quá thấp cho thấy mức độ kém phát triển của hoạt động du lịch Bình Định. Có thể thấy, với tiềm năng du lịch về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa đa

dạng và phong phú nhưng ngành du lịch Bình Đình chưa khai thác hết các tiềm

năng đó để biến thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách. 2.2.5 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Bảng 2.5: Lao động ngành du lịch ĐVT: Người 2009 2010 2011 2012 2013 Lao động ngành DL 1.890 2.593 3.500 3.800 4.050 - Đại học và trên ĐH 451 480 630 836 1.120 - Cao đẳng, Trung cấp 1.089 1.500 1.960 2.090 2.064 - Đào tạo khác 34 60 142 874 866

- Chưa đào tạo 306 553 768 - -

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Theo thống kê của Sở VH-TH&DL Bình Định, đến năm 2013, số lao động làm du lịch của Bình Định đạt con số 4.050 người. Nguồn nhân lực du lịch có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Số cán bộ có trình độ Đại học, nhất là Đại học chuyên ngành du lịch tăng theo từng năm. Năm 2013, theo trình độ đào tạo: có 1.120 lao động có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 27,6%), 2.064 người có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm 51%), số còn lại là sơ cấp và dưới sơ cấp (chỉ qua đào tạo tại chỗ) hay chưa được đào tạo (chiếm 21,4%). Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch của Bình Định hiện còn khá thấp so với mặt bằng chung của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, phần lớn nhân lực có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A,B tiếng Anh. Tỷ lệ lao động biết 02 ngoại ngữ trở lên chỉ chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong ngành.Tuy nhiên, lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở Bình Định còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao. Đây

là một thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch trong thời gian tới vì tương lai không xa một loạt các dự án du lịch lớn hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn, bố trí nhân sự, người lao động.

2.2.6 Thực trạng tổ chức quản lý và đầu tư phát triển du lịch 2.2.6.1 Thực trạng tổ chức quản lý 2.2.6.1 Thực trạng tổ chức quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Bình Định được củng cố, kiện toàn. Đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; Đã xây dựng các quy hoạch chi tiết, đồng thời ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch ; Đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch về lưu trú, xếp hạng khách sạn, lữ hành, hướng dẫn... Phối hợp tốt với Tổng cục du lịch và các cơ quan của tỉnh triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch theo chương trình hành động quốc gia và tuyền truyền phổ biến các văn bản pháp quy trong hoạt động kinh doanh du lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần đưa du lịch vào nề nếp. Đồng thời đã có nhiều hoạt động phối hợp cùng các Sở, ban, ngành chức năng trong quản lý nhà nước về du lịch[5, Tr.16].

Chẳng hạn, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể chung, ngành du lịch tỉnh đã tiến hành điều chỉnh và công bố “Điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Bản quy hoạch được điều chỉnh làm cơ sở phát triển du lịch Bình Định đúng hướng, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, bổ sung định hướng đến 2020, đáp ứng yêu cầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và đưa du lịch Bình Định trở thành trọng điểm quốc gia theo quyết định của Chính phủ. Như vậy không gian và các sản phẩm du lịch đã được xác định cho giai đoạn phát triển mới. Đây là kết quả của việc nghiên cứu phân tích kỹ những tiềm năng thế mạnh, thực tế phát triển du lịch thời kỳ trước và khả năng nguồn lực có thể huy động cùng với hệ thống các giải pháp và cơ chế chính sách để thực hiện. Với quy hoạch mới về phát triển du lịch này, ngành du lịch không chỉ có định hướng phát triển mà còn cơ cơ sở chung cho quản lý nhà nước về

du lịch. Chính quy hoạch với các định hướng và mục tiêu cụ thể giúp cho các nhà quản lý xác định được mục tiêu của quản lý nhà nước và lựa chọn các biện pháp và chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển du lịch [13, Tr.11].

a. Công tác quản lý du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch

Năm 2013, công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật Nhà nước của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh liên tục được triển khai và tăng cường. Công tác phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ đã góp phần tác động tích cực đến các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh lưu trú, nâng cao ý thức chấp hành của các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoạt động đúng theo quy định đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều kết quả khả quan.

Với nhiều lễ hội, sự kiện diễn ra trong năm 2013, phòng Nghiệp vụ Du lịch đã tham mưu cho lãnh đạo Sở chỉ đạo cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (nhất là các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch) tổ chức tốt công tác đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo du khách đến Bình Định tham quan du lịch và dự các hội nghị, hội thảo...

Công tác thẩm định, xếp hạng mới cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục được triển khai. Đến nay số lượng cơ sở lưu trú du lịch Sở tiếp nhận hồ đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch là 77 đơn vị, gồm: 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 12 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, với tổng số phòng 3.040 phòng [1, Tr.2].

b. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ

Từ đầu năm 2012 đến nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch được Lãnh đạo Sở quan tâm. Cán bộ công chức cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của đơn vị tham gia đầy đủ các chương trình, khóa học như:

- Tất cả cán bộ công chức tham gia lớp sử dụng văn phòng điện tử và kỹ năng làm việc trong môi trường mạng;

- Giám đốc các đơn vị kinh doanh khách sạn trên địa bàn tham gia lớp bồi dưỡng Giám đốc khách sạn tại tỉnh Nghệ An;

- Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tham gia lớp bồi dưỡng về Giám đốc lữ hành khóa 1/2012 tại thành phố Hồ Chí Minh [1, Tr.5].

c. Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch

Năm 2013 công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Bình Định trên các phương tiện truyền thông được tăng cường hơn so với năm 2012 cả về số lượng, chất lượng và khu vực được quảng bá. Trong năm qua, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương. Ngoài ra còn tham gia vào các sự kiện du lịch như: tham gia và tổ chức tốt hoạt động giới thiệu, quảng bá về du lịch Bình Định.

2.2.6.2 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

Về giao thông, trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng như: Tuyến Quy Nhơn –Sông Cầu, tuyến cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội, tuyến Nhơn Hội – Tam Quan…Trong giai đoạn 2006 – 2011, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các loại phương tiện giao thông quan trọng như: Đầu tư xây dựng Nhà ga hàng không mới của Sân bay Phù Cát, mở đường bay thẳng Hà Nội – Quy Nhơn – Hà Nội ; nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến đường Bắc – Nam và đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại….góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh.

Về hệ thống cấp điện, hiện nay mạng lưới điện phát triển rộng với 100% xã và hơn 90% số hộ dân được dùng điện. Đồng thời, ngành điện đang triển khai chương trình cải tạo mạng lưới dùng dây tải điện và các trạm phân phối điện để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hoàn chỉnh mạng lưới điện gắn với lưới điện quốc gia ở các xã còn lại, phấn đấu hầu hết các hộ trong tỉnh đều được sử dụng điện. Với nguồn điện thực tế và cơ sở hạ tầng hiện nay của Bình Định đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống ở các vùng đô thị, nhưng cơ sở hạ tầng bao gồm trạm điều phối,

đường tải còn yếu kém. Xét cả về trước mắt và những năm sắp tới điện phục vụ cho hoạt động du lịch chưa thoả mãn một cách đầy đủ nhưng không mấy trở ngại.

Về hệ thống cấp nước, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Bình Định tương đối phong phú vì có nhiều sông và hồ nước, đồng thời có lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1500 mm. Hiện tại Bình Định đang chú trọng nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn, xây dựng hệ thống cấp nước các khu công nghiệp, các thị trấn và huyện lỵ. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và cải tạo nguồn nước hiện có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hệ thống thoát nước và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện kế hoạch toàn diện về việc bảo vệ và cải thiện môi trường bao gồm chống ô nhiễm, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý rác thải. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch cũng được tăng cường, đã chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, góp phần giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đặc biệt giữ gìn môi trường sinh thái biển. Các cơ sở du lịch, các khu, các điểm du lịch tích cực thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về chấp hành các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được tăng cường, góp phần đảm bảo giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững.

Về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông, tỉnh Bình Định cũng như các địa phương khác đã được thừa hưởng của những chương trình đầu tư, hiện đại hoá ở lĩnh vực này. Nhờ có kết quả đó, hiện nay tỉnh Bình Định đã có hệ thống điện thoại và viễn thông đến tất cả các huyện, thị xã và các vùng trong tỉnh.Tỉnh hiện đang phát triển nhanh mạng bưu chính viễn thông hiện đại, nhiều trạm vi ba viễn thông chuyển tiếp từ tỉnh đến huyện, từ tỉnh huyện đi cả nước và quốc tế đã được lắp đặt, phân bổ khắp tất cả các vùng trong tỉnh, nhiều bưu cục và tổng đài điện thoại điện tử lớn được triển khai cho phép liên lạc tự động qua hệ thống điện thoại viễn thông từ Bình Định đi quốc tế và trong nước không còn trở ngại.

Về các dự án đầu tư phát triển du lịch, trong năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan phối hợp tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện của một số dự án du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai sớm đưa các dự án đi vào hoạt động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 dự án du lịch được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên một số dự án đầu tư du lịch đến nay chậm triển khai nên UBND tỉnh đã thu hồi như: Khu du lịch Mũi Rồng (Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại Hà Việt, Khu du lịch Hồ Phú Hòa (Công ty Cổ phần Du lịch Hoàn Cầu), Dự án giai đoạn II tại khu du lịch Ghềnh Ráng của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn.

Ngoài ra một số dự án đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư như: các dự án trên tuyến du lịch dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu, các dự án trên địa bàn tỉnh như: Khu du lịch dịch vụ Mũi Tấn – tượng Trần Hưng Đạo (Ốc đảo) (Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ H.B.C) vốn đầu tư 2000 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái hồ Định Bình (Công ty cổ phần Xây dựng 47) vốn đầu tư 29.76 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái Hố Dội (Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Lý Trần) vốn đầu tư 60,3 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái khu vực suối khoáng Chánh Thắng (Công ty Cổ phần Văn Lang) vốn đầu tư 30 tỷ đồng [1, Tr.4&5];

Với chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực sự vừa là yếu tố, vừa là động lực quan trọng nâng cao sức hấp dẫn và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 61)