Xác định đối thủ cạnh tranh của du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 85)

7. Bố cục của luận văn

3.1.4. Xác định đối thủ cạnh tranh của du lịchBình Định

Du lịch Bình Định đang phải đối mặt với những “đối thủ cạnh tranh” trong nước là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận là những địa phương có tài nguyên du lịch và những loại hình du lịch tương đồng với Bình Định.

Đà Nẵng là một lãnh thổ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch trong đó có những tài nguyên du lịch đặc sắc được công nhận trong khu vực và quốc tế;

Với vị trí địa lý là trung điểm của cả nước; là cửa ngõ đường không, đường biển của Việt Nam ở khu vực miền Trung; là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền các nước trong khu vực từ Myanmar đến Việt Nam. Đà Nẵng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có vai trò là một trong những “cửa đến” của du lịch Việt Nam, kết nối du lịch miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung với khu vực và quốc tế. Thời gian qua cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Đà Nẵng đặc biệt là hệ thống khách sạn, các khu du lịch nghỉ dưỡng, các điểm vui chơi giải trí và dịch vụ ngày càng được đầu tư, mở rộng cả về chất lượng và số lượng. Theo Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2006 - 2010, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng bình quân 22%/năm, doanh thu tăng bình quân 25%/năm. Năm 2012, ngành du lịch Đà Nẵng đạt mức 2,65 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm 2011, doanh thu từ du lịch đạt 6.105 tỷ đồng [6].

Nói đến Khánh Hòa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang – thành phố biển đã nổi tiếng từ lâu với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: từ vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất đến biển xanh, cát trắng, nắng đẹp quanh năm; người dân hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Bên cạnh đó, Khánh Hòa nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và thế giới. Vùng biển rộng, với 200 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần đất liền và đặc biệt là huyện đảo Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng. Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa nên Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt du lịch biển-đảo. Đây là yếu tố chia sẻ đáng kể lượng khách đến với

Khánh Hòa. Theo Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2,3 triệu lượt khách lưu trú, trong đó, có hơn 530 ngàn lượt khách quốc tế, dẫn đầu là khách Nga. Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt 2.570 tỷ đồng[23].

Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch và ...trên bản đồ du lịch Việt Nam từ 1945 trở lại đây với lợi thế về biển và tiềm năng về nhân văn, tín ngưỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu như: lịch sử văn hoá về dân tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh Ông… Có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng, nước khoáng… phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái. Với vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 – 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi cho việc di chuyển và cùng với tiềm năng, tài nguyên du lịch như trên, trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch, thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư... Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư, khách du lịch.Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, năm 2012 Bình Thuận đã đón khoảng 3,141 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế có khoảng 341.160 lượt, doanh thu du lịch đạt 4.358 tỷ đồng[25].

Sự cạnh tranh này là tất yếu đối với mọi hoạt động phát triển trong cơ chế thị trường. Thách thức này đối với du lịch Bình Định càng trở nên to lớn khi sản phẩm du lịch của Bình Định nhìn chung còn đơn điệu, phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương. Do đó, Bình Định luôn phải làm mới mình, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong điều kiện kinh tế quốc tế hội nhập hiện nay, thì đối thủ cạnh tranh nước ngoài của du lịch Bình Định có thể kể đến là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan là những nước có những sản phẩm du lịch sinh thái và tâm linh hiện tại thu hút một lượng lớn khách du lịch Việt Nam cũng như khách du lịch các nước trong khu vực đến tham quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)