Quan điểm phát triển du lịchBình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 80 - 81)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1.Quan điểm phát triển du lịchBình Định

Quy hoạch 1996 đã đề ra các quan điểm phát triển du lịch Bình Định tiếp tục phát huy trong thời gian tới như sau:

Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước, khai thác triệt để các tiềm năng của tỉnh để nhanh chóng phát triển ngành du lịch, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh du lịch bằng các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh, liên kết;

Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;

Phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hoá, song cũng phải quan tâm phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần cho cộng đồng địa phương;

Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các di sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan, đặc biệt là các khu thắng cảnh và các di tích không những bị xâm hại mà còn được bảo vệ và tôn tạo tốt hơn.

Mặt khác, quy hoạch phát triển du lịch cũng phải nhằm bảo vệ môi trường xã hội trong sạch, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá của địa phương;

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dựa trên cơ sở nắm vững cương lĩnh, điều lệ và nghị quyết của Đảng, bám sát mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Trong tình hình mới, việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến 2020 cần bổ sung và quán triệt đầy đủ những quan điểm sau đây:

Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến 2010, định hướng 2020 và phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010; phù hợp với định hướng phát triển khu vực trọng điểm kinh tế Miền Trung;

Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch; coi trọng cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; mở rộng kinh doanh du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch để đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế quan trọng;

Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hoá lịch sử tạo ra ưu thế vượt trội, xây dựng du lịch Bình Định trở thành trọng điểm du lịch quốc gia [5, Tr.48,49]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 80 - 81)