Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

2.2.4.7 .Doanh thu du lịch

2.2.6.2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

Về giao thông, trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng như: Tuyến Quy Nhơn –Sông Cầu, tuyến cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội, tuyến Nhơn Hội – Tam Quan…Trong giai đoạn 2006 – 2011, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các loại phương tiện giao thông quan trọng như: Đầu tư xây dựng Nhà ga hàng không mới của Sân bay Phù Cát, mở đường bay thẳng Hà Nội – Quy Nhơn – Hà Nội ; nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến đường Bắc – Nam và đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại….góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh.

Về hệ thống cấp điện, hiện nay mạng lưới điện phát triển rộng với 100% xã và hơn 90% số hộ dân được dùng điện. Đồng thời, ngành điện đang triển khai chương trình cải tạo mạng lưới dùng dây tải điện và các trạm phân phối điện để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hoàn chỉnh mạng lưới điện gắn với lưới điện quốc gia ở các xã còn lại, phấn đấu hầu hết các hộ trong tỉnh đều được sử dụng điện. Với nguồn điện thực tế và cơ sở hạ tầng hiện nay của Bình Định đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống ở các vùng đô thị, nhưng cơ sở hạ tầng bao gồm trạm điều phối,

đường tải còn yếu kém. Xét cả về trước mắt và những năm sắp tới điện phục vụ cho hoạt động du lịch chưa thoả mãn một cách đầy đủ nhưng không mấy trở ngại.

Về hệ thống cấp nước, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Bình Định tương đối phong phú vì có nhiều sông và hồ nước, đồng thời có lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1500 mm. Hiện tại Bình Định đang chú trọng nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn, xây dựng hệ thống cấp nước các khu công nghiệp, các thị trấn và huyện lỵ. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và cải tạo nguồn nước hiện có.

Về hệ thống thoát nước và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện kế hoạch toàn diện về việc bảo vệ và cải thiện môi trường bao gồm chống ô nhiễm, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý rác thải. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch cũng được tăng cường, đã chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, góp phần giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đặc biệt giữ gìn môi trường sinh thái biển. Các cơ sở du lịch, các khu, các điểm du lịch tích cực thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về chấp hành các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được tăng cường, góp phần đảm bảo giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững.

Về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông, tỉnh Bình Định cũng như các địa phương khác đã được thừa hưởng của những chương trình đầu tư, hiện đại hoá ở lĩnh vực này. Nhờ có kết quả đó, hiện nay tỉnh Bình Định đã có hệ thống điện thoại và viễn thông đến tất cả các huyện, thị xã và các vùng trong tỉnh.Tỉnh hiện đang phát triển nhanh mạng bưu chính viễn thông hiện đại, nhiều trạm vi ba viễn thông chuyển tiếp từ tỉnh đến huyện, từ tỉnh huyện đi cả nước và quốc tế đã được lắp đặt, phân bổ khắp tất cả các vùng trong tỉnh, nhiều bưu cục và tổng đài điện thoại điện tử lớn được triển khai cho phép liên lạc tự động qua hệ thống điện thoại viễn thông từ Bình Định đi quốc tế và trong nước không còn trở ngại.

Về các dự án đầu tư phát triển du lịch, trong năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan phối hợp tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện của một số dự án du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai sớm đưa các dự án đi vào hoạt động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 dự án du lịch được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên một số dự án đầu tư du lịch đến nay chậm triển khai nên UBND tỉnh đã thu hồi như: Khu du lịch Mũi Rồng (Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại Hà Việt, Khu du lịch Hồ Phú Hòa (Công ty Cổ phần Du lịch Hoàn Cầu), Dự án giai đoạn II tại khu du lịch Ghềnh Ráng của Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn.

Ngoài ra một số dự án đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư như: các dự án trên tuyến du lịch dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu, các dự án trên địa bàn tỉnh như: Khu du lịch dịch vụ Mũi Tấn – tượng Trần Hưng Đạo (Ốc đảo) (Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ H.B.C) vốn đầu tư 2000 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái hồ Định Bình (Công ty cổ phần Xây dựng 47) vốn đầu tư 29.76 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái Hố Dội (Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Lý Trần) vốn đầu tư 60,3 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái khu vực suối khoáng Chánh Thắng (Công ty Cổ phần Văn Lang) vốn đầu tư 30 tỷ đồng [1, Tr.4&5];

Với chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực sự vừa là yếu tố, vừa là động lực quan trọng nâng cao sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh và đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, đầu tư phát triển du lịch tại Bình Định, với các dự án phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trong những năm qua chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hiệu quả. Việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hoá, lịch sử, danh thắng còn hạn chế, chủ yếu khai thác du lịch tự nhiên nên khách tham quan phần lớn chỉ

đến 1 lần. Bên cạnh đó, vốn cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào khối lưu trú. Đầu tư xây dựng vào lĩnh vực vui chơi giải trí chưa thoả đáng, nhất là các khu du lịch vui chơi giải trí có tầm cỡ với vai trò hạt nhân, tạo điểm nhấn thu hút khách tham quan du lịch chưa được các nhà đầu tư quan tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)