7. Bố cục của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
1.1.4.5. Giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương hiệu
Việc đưa thương hiệu vào cuộc sống hoặc áp dụng nó một cách có ý nghĩa, thường là khía cạnh khó khăn nhất của xây dựng thương hiệu. Sử dụng phương tiện truyền thông tiếp thị trong xúc tiến, quảng bá thương hiệu là công cụ hỗ trợ tốt nhất. Hệ thống xúc tiến và phương tiện truyền thông tiếp thị thể hiện ‘giọng nói” của thương hiệu và là phương tiện, cầu nối để thương hiệu thiết lập hội thoại và xây dựng quan hệ với khách hàng.
Xúc tiến, quảng bá là một trong những yếu tố quan trọng trong marketing hỗn hợp. Vì vậy cần phải có một kế hoạch chiến lược tiếp thị.
Hình 1.3: Thiết kế chiến lược tiếp thị
Nhận định khách hàng mục tiêu Xác định mục tiêu tiếp thị Xác định ngân sách tiếp thị Hình thành các yếu tố tiếp thị Chiến lược quảng cáo với
khách hàng Chiến lược quan hệ công chúng Xúc tiến bán hàng Chiến lược bán hàng cá nhân Sự kiện tiếp thị Nguồn: [27,pg.59]
Quảng cáo
Quảng cáo là một phần quan trọng trong các công cụ quảng bá và được sử dụng phổ biến, nên không ngạc nhiên khi hầu hết những người làm marketing du lịch đều nghĩ đến quảng cáo đầu tiên, khi muốn quảng bá về một điểm đến du lịch. Một trong những lý do mà quảng cáo được sử dụng nhiều là do chi phí thấp khi tính trên số lượng người xem và nghe quảng cáo, do được phát sóng rộng rãi và nhờ đó sẽ tiếp cận được nhiều người hơn. Hơn nữa với một mẫu quảng cáo có thể yêu cầu sử dụng hay phát sóng lại nhiều lần.
Một lợi ích khác của quảng cáo, đó là khả năng tạo ra những thông điệp đáng chú ý với hình ảnh thuyết phục cho thị trường mục tiêu. Việc kết hợp từ ngữ và hình ảnh có thể tạo ra sự hưởng ứng mạnh mẽ từ người xem. Một chiến dịch phát sóng hay in ấn phủ sóng địa phương, cả nước tuy có vẻ đắt tiền nhưng lợi ích đem lại là giúp quảng bá thành phố, quốc gia đó như một điểm đến lý tưởng đến những du khách tiềm năng .
Quan hệ công chúng và truyền thông
Quan hệ công chúng thường gọi tắt là PR, có thể giúp kích cầu cho một sản phẩm bằng những phương tiện truyền thông để tạo dựng một hình ảnh tích cực cho điểm đến và thương hiệu. Quan hệ công chúng bao gồm nhiều hoạt động đa dạng nhằm liên tục duy trì hình ảnh tích cực cũng như các hoạt động đặc biệt, để đối phó với những thông tin tiêu cực. Một trong những nhiệm vụ của PR đối với nhà tiếp thị du lịch là không ngừng phân tích các mẫu chuyện, thông tin truyền thông về thành phố, điểm đến đang quảng bá. Có rất nhiều công cụ PR bao gồm tập tài liệu thông tin truyền thông, thông cáo báo chí, hình ảnh công chúng, bài nói chuyện, chương trình tài trợ có thể dùng để giao tiếp với công chúng thông qua phương tiện truyền thông. Sử dụng PR một cách thường xuyên sẽ giúp tạo được hình ảnh cho điểm đến như một điểm du lịch thu hút [2, Tr. 409]
Xúc tiến bán: Đưa ra những lợi ích thiết thực và có tác dụng tức thời vừa có tác dụng truyền thông, vừa có khả năng tạo sự đáp ứng mạnh mẽ trong quá trình truyền
thông. Tuy công cụ này có khả năng kích cầu nhanh nhưng chi phí không nhỏ và kết quả không dài hạn.
Phương thức bán hàng cá nhân: bao gồm các hoạt động: - Triển lãm thương mại;
- Hội chợ thương mại; - Hội thảo thương mại;
- Famtrip: Những chuyến du lịch thân quen.
Sự kiện tiếp thị: Cần chú ý:
- Cân bằng giữa thông điệp chung của điểm đến và thông điệp của nhà tài trợ; - Nhà tài trợ và giám đốc sự kiện làm việc như các đối tác;
- Giá trị tăng thêm cho chiến lược marketing điểm đến;
- Sự hỗ trợ của DMO’s từ việc chứng thực thương hiệu đến việc hỗ trợ bằng hiện vật;
- Quảng bá cho sự kiện phải được chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước; - Có chương trình tiếp thị và truyền thông trọng tâm;
- Kiểm soát lợi ích của việc đầu tư.