Giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 114)

7. Bố cục của luận văn

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

3.2.3.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường nội bộ trong các khu, điểm du lịch với hệ thống biển báo, chỉ dẫn đảm bảo nội dung, số lượng và hình thức đẹp, ấn tượng. Ngoài ra nên nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu, điểm du lịch tạo ra các chương trình du lịch liên hoàn, khép kín;

Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, nước, bưu chính viễn thông, tài chính, y tế;

Phát triển và nâng cao dịch vụ vận tải, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông. Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các phương tiện vận chuyển khách hiện đại, thân thiện với môi trường trong các khu du lịch ;

Đầu tư xây mới các trung tâm đón tiếp, giới thiệu quảng bá du lịch, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn tại tất cả các khu, điểm du lịch trong tỉnh;

3.2.3.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiên nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch;

Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp riêng. Đồng thời có chính sách thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đến đầu tư và tham gia quản lý khách sạn tại Bình Định;

Thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống các cơ sở lưu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, bar, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp… với chất lượng cao. Đổi mới phương thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ. Liên tục đào tạo nghiệp vụ kỹ năng theo chuẩn nghề du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng du lịch. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia vào hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú;

Tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch, quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ;

Đầu tư phát triển các sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, trước mắt tập trung vào các làng nghề truyền thống đã được công nhận. Ưu tiên đầu tư cho làng nghề nổi tiếng, gần các khu, điểm du lịch, sản xuất các sản phẩm thủ công, như làng

nghề rượu Bàu Đá, mộc mỹ nghệ, gốm, nón ngựa, làng rèn Phương Danh, bún Song Thằn….Đặc biệt phát triển làng nghề nấu rượu Bàu Đá, đưa rượu Bàu Đá trở thành thương hiệu hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế;

Quy hoạch xây dựng các các điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ. Thu hút, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng đạt chuẩn, khu ẩm thực cao cấp, các trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống như hát bội, hát bài chòi, trống trận Tây Sơn múa võ Tây Sơn...Đồng thời cần thiết kế nhiều hoạt động vui chơi giải trí phủ kín thời gian rỗi, vừa tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch vừa tăng chi tiêu của khách; Đầu tư nâng cấp hệ thống các bảo tàng của tỉnh đủ điều kiện, tiện nghi để có thể tham gia phục vụ khách du lịch;

Tiểu kết chương 3

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch là một hoạt động vô cùng cần thiết, có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ riêng cá nhân của một tỉnh, một thành phố, bên trong đó là các doanh nghiệp, các tổ chức khác có thêm điều kiện cơ hội mới để hội nhập và phát triển. Xây dựng một thương hiệu mạnh làm nền tảng cho các bước tiến trình xây dựng một hình ảnh điểm đến đó duy trì và vượt qua tầm địa phương. Trên cơ sở lý thuyết, nguồn số liệu thu thập cũng như những mục tiêu mang tính chiến lược, đường lối của thành phố đối với việc cần có một thương hiệu và đề tài đã đề xuất xây dựng được thương hiệu du lịch Bình Định trong tương lai gần.

Việc xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định qua các sản phẩm du lịch độc đáo không chưa đủ, quảng bá thương hiệu ra bên ngoài một cách hiệu quả là việc làm quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, ngành du lịch Bình Định cần phải có một chương trình quảng bá khoa học trên cơ sở xác định đúng thị trường mục tiêu để có nội dung và phương tiện quảng bá phù hợp.

Song song với việc xây dựng và quảng bá phát triển thương hiệu du lịch Bình Định thì công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch cũng là một vấn đề quan trọng. Nếu ngành du lịch Bình Định thực hiện tốt công tác này thì sẽ góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Bình Định, thu hút khách du lịch đến Bình Định ngày một nhiều.

KIẾN NGHỊ Đối với UBND tỉnh

Đề nghị UBND tỉnh Bình Định cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về cơ chế chính sách, về ngân sách xây dựng và xúc tiến thương hiệu du lịch của tỉnh ;

Thực hiện nghiêm túc và quyết liệt việc di dời các tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sạn dọc bờ biển Quy Nhơn trục đường Xuân Diệu nhằm phát triển loại hình du lịch biển nhằm tránh hiện tượng đã di dời một thời gian rồi lại quay về neo đậu gây mất mỹ quan bãi biển.

Đối với Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch tỉnh Bình Định

Tham mưu cho tỉnh trong việc hoạch định rõ từng bước đi cụ thể trong tiến trình xây dựng thương hiệu ; Đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch Bình Định tiếp cận với các thị trường trọng điểm ;

Khi xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh cần có sự liên kết với các địa phương trong vùng.

Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc kiểm tra thẩm định cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại nơi kinh doanh du lịch và các nơi công cộng;

Tiếp tục mở các lớp đào tạo hương dẫn viên du lịch, lớp dạy các kỹ năng mềm trong du lịch cho các trường có ngành học về du lịch và cho người dân Bình Định có nhu cầu học tập, tìm hiểu và muốn trực tiếp tham gia vào công tác ngành du lịch.

Đối với Trung Tâm Xúc Tiến du lịch Bình Định

Tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm thông tin du lịch;

Đầu tư mạnh cho công tác quảng bá và xúc tiến du lịch Bình Định đến thị trường trong và ngoài nước;

Phối hợp với các ban ngành để có những chương trình du lịch đặc biệt, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch thông qua các hoạt động du lịch được tổ chức đều đặn.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Bình Định

Nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm mới tạo lực hút cho khách du lịch

đến với Bình Định ngày một nhiều hơn thông qua các sản phẩm độc đáo như chinh phục đồi cát, khám phá đảo san hô, suối nước nóng Hội Vân, đi xe ngựa trên đất kinh xưa… đã được đưa vào khai thác trong thời gian qua;

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xác định xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định là một việc làm mang tính chiến lược địa phương.

Đối với người dân Bình Định

Người dân Bình Định cần nhận thức được rằng xây dựng và quảng bá thương hiệu Bình Định là một chính sách đúng đắn;

Có thái độ ứng xử thân thiện với khách du lịch;

Người dân cần ý thức tham gia các phong trào làm sạch môi trường định kỳ tại địa phương; phân loại, thu gom và xửa lý rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường nhằm bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Xây dựng một thương hiệu, gìn giữ và phát triển thương hiệu du lịch là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển vô cùng quan trọng cho mỗi điểm đến. Đặc biệt, Bình Định là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, kinh tế du lịch đã và đang trở thành ngành kinh mũi nhọn và là động lực để thúc đấy các ngành khác phát triển thì vấn đề tạo dựng thương hiệu là rất cần thiết trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.

Qúa trình nghiên cứu luận văn “Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Bình Định” có thể được tóm lược qua các nội dụng cơ bản sau:

+ Về mặt lý thuyết:

Tác giả sử dụng cơ sở lý luận xây dựng thương hiệu làm nền tảng cho các bước tiến trình xây dựng một thương hiệu điểm đến. Trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết này trong điều kiện thực tiễn về du lịch của tỉnh Bình Định, tác giả nghiên cứu và đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu nhằm phát triển du lich Bình Định.

+ Về mặt nghiên cứu thực nghiệm:

Luận văn đã tổng hợp một khối lượng lớn thông tin, dữ kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra tập trung về khách, và phỏng vấn các chuyên gia chuyên ngành du lịch đang công tác tại các công ty lữ hành và của sở ban ngành. Quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, khoa học và trung thực nên các số liệu điều tra đảm bảo độ tin cậy. Qua đây, đề tài đã cung cấp một nguồn dữ liệu sát thực về các mặt nghiên cứu các điểm đến thu hút khách trên địa bàn, mức độ hài lòng khi khách tiêu dùng và trải nghiệm những gì có được qua chuyến du lịch tại Bình Định

+ Về mặt định hướng và giải pháp:

Trên cơ sở lý thuyết, nguồn số liệu thu thập cũng như những mục tiêu mang tính chiến lược, đường lối của tỉnh Bình Định đối với việc cần có một thương hiệu du lịch cho tỉnh Bình Định, tác giả đã đề xuất những giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bình Định gồm : nghiên cứu phân tích hình ảnh điểm đến

du lịch Bình Định, phát triển nhận dạng thương hiệu; thiết kế thương hiệu du lịch, giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Bình Định: quảng bá thương hiệu, bảo tồn tài nguyên du lịch và môi trường, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

Với luận văn “Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Bình Định”

tác giả đã tập trung phân tích rõ những vấn đề cho tiến trình xây dựng thương hiệu và thông qua đó đưa ra những định hướng trong công tác phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh Bình Định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo tổng kết du lịch Bình Định năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định;

2. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố,

NXB Giao Thông Vận Tải;

3. Trịnh Xuân Dũng (2011), Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, Viện

nghiên cứu phát triển du lịch; www.itdr.org.vn, 19/5/2011;

4. Lê Minh Nhất Duy (2014), Thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bình Định, tạp

chí kinh tế xã hội Đà Nẵng, số 52, tr. 36-40;

5. Điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2005), UBND tỉnh Bình Định;

6. Ngô Ngọc Hậu , Làm gì để thương hiệu du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững hơn, www.kinhtevadubao.com.vn, 03/01/2014 ;

7. Dương Đình Hiền, Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định trên cơ sở khai thác lợi thế và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, www.itdr.org.vn, 15/4/2014;

8. Trần Thị Minh Hòa, Bài giảng điện tử Marketing điểm đến, Trường Đại học

Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội, slide 76;

9. Kỷ yếu hội thảo định vị thương hiệu du lịch Việt Nam; Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 22/08/2013, Hà Nội

10.Lê Đăng Lăng (2011), Quản trị thương hiệu, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ

Chí Minh;

11.Luật du lịch (2005), NXB Chính trị quốc gia

12.Phạm Trung Lương (2013), Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo định vị thương hiệu

Việt Nam;

13.Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), Tóm tắt luận văn thạc sỹ kinh tế Đà Nẵng,

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định;

14.An Thị Thanh Nhàn, Lục Thị Thu Hường (2010),Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động xã hội;

15.Đinh Thị Trà Nhi (2011), tóm tắt luận văn thạc sĩ Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng, Khoa Du lịch-Đại học Đông Á;

16.Niên giám thống kê Bình Định năm 2012;

17.Lê Quân, Xây dựng thương hiệu điểm đến từ kinh nghiệm quốc tế tới sự phát triển du lịch, Trường Đại học Thương mại ;

18.Hà Văn Siêu (2011), Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, Viện nghiên cứu phát triển du lịch;

19.Hà Văn Siêu, Chiến lược phát triển Quy Nhơn và vùng phụ cận thành một trong những trung tâm quốc gia và khu vực, Viện nghiên cứu phát triển du

lịch, www.itdr.org.vn , 7/4/2014 ;

20.Bùi Thị Tám (2009), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại học Huế

21.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội;

22.Nguyễn Văn Tuấn (2013), Giải pháp tạo sự phát triển đột phá và bền vững của du lịch Bình Định, Viện nghiên cứu phát triển du lịch www.itdr.org.vn, 15/4/2014;

23.Trương Đăng Tuyên, Du lịch Khánh Hòa vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng,

www.baokhanhhoa.com.vn , 11/02/2013;

24.Nguyên Vũ, Để du lịch Bình Định bứt phá mạnh mẽ, www.baobinhdinh.com.vn, 19/4/2014 ;

25.Nguyên Vũ, Năm 2012 du lịch Bình Thuận đạt doanh thu 4.358 tỷ đồng,

www.vtr.org.vn/dulichbonphuong;

26.Tom Buncle, Cẩm nang xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch,Tổng Cục Du lịch, Trung tâm thông tin du lịch;

TIẾNG ANH

27.Simont Anholt (2009), Handbook on Tourism Destinations Branding, the World Tourism Organization, Madrid, Spain;

28.World Tourism Organization, Madrid, Spain, Practical guide to tour destination management.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ tỉnh Bình Định

Phụ lục 2: Bảng phân loại và so sánh đánh giá tiềm năng du lịch Bình Định Phụ lục 3: Dự án ưu tiên phát triển du lịch

PHỤ LỤC 1

Nguồn:Bản đồ tỉnh Bình Định, www.khudothimoi.com/dulieu/ban-do-quy- hoach/1152-ban-do-binh-dinh-ban-do-tinh-binh-dinh.html, 13/10/2009

PHỤ LỤC 2

BẢNG PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên * Tài nguyên du lịch biển

Gềnh Ráng Gềnh Ráng

Thành phố biển Quy Nhơn Thành phố biển Quy Nhơn Bán đảo Phương Mai- Núi Bà Bán đảo Phương Mai- Núi Bà

Đầm Thị Nại Đầm Thị Nại

Tuyến ven biển Đề Gi- Tam Quan * Tài nguyên du lịch núi

Núi Bà Núi Bà

Suối nước nóng Hội Vân Suối nước nóng Hội Vân

Hồ Núi Một Hồ Núi Một

Thắng cảnh Hầm Hô Thắng cảnh Hầm Hô Tuyến Đông Trường Sơn Suối nước nóng Long Mỹ Hồ Định Bình

Hồ Vĩnh Sơn

Hệ thống thủy điện Định Bình-Vĩnh Sơn 2 Thành Tà Cơn

B. Tài nguyên du lịch nhân văn a.Các di tích lịch sử Tây Sơn

Nhà bảo tàng Quang Trung Nhà bảo tàng Quang Trung

Điện Tây Sơn Điện Tây Sơn

Cây me cổ thụ Giếng nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)