.Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 83)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để phát huy hiệu quả đầu tư. Ưu tiên nâng cấp các khu, điểm du lịch quan trọng của các cụm, tuyến du lịch nhằm tạo hạt nhân phát triển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh, mang lại hiệu quả trước mắt và lâu dài ;

Đầu tư có giai đoạn, giai đoạn đầu ưu tiên đầu tư các lĩnh vực tạo động lực nền tảng cho sự phát triển tiếp theo như cơ sở hạ tầng, các khu điểm quan trọng và các lĩnh vực còn yếu, đảm bảo phân kỳ phát triển du lịch ;

Ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng bên cạnh đó cần dựa vào đầu tư trong nước, cố gắng phát huy tối đa nguồn nội lực để tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong tổng đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Tỉnh và các địa phương cũng cần tăng đầu tư ngân sách địa phương cho du lịch, kết hợp với việc sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, thu hút vốn trong dân và các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Mở rộng liên kết, hợp tác với các Trung tâm du lịch cả nước, và các nước khu vực (Lào, Campuchia...) để đầu tư phát triển du lịch ;

Thu hút các nguồn vốn ODA trong đó nguồn đầu tư phát triển của ADB cho đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cho tiểu vùng các nước sông Mê Kông mở rộng. Theo đó tuyến hành lang Đông – Tây đi qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y – Đường 19 – Quy Nhơn và kết thúc tại khu kinh tế mở Nhơn Hội là một yếu tố thuận lợi để thu hút nguồn vốn này cho tỉnh Bình Định ;

Phối hợp với các địa phương và các nước trên tuyến hành lang đông – tây để hình thành các tuyến du lịch, phối hợp đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, quảng bá tuyên truyền...

3.1.3 Mục tiêu phát triển du lịch Bình Định

“Phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”[5, Tr.49].

Cụ thể:

- Tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch để đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh;

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời với việc phát triển các loại hình du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí

3.1.4 Xác định đối thủ cạnh tranh của du lịch Bình Định

Du lịch Bình Định đang phải đối mặt với những “đối thủ cạnh tranh” trong nước là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận là những địa phương có tài nguyên du lịch và những loại hình du lịch tương đồng với Bình Định.

Đà Nẵng là một lãnh thổ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là tiềm năng phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch trong đó có những tài nguyên du lịch đặc sắc được công nhận trong khu vực và quốc tế;

Với vị trí địa lý là trung điểm của cả nước; là cửa ngõ đường không, đường biển của Việt Nam ở khu vực miền Trung; là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền các nước trong khu vực từ Myanmar đến Việt Nam. Đà Nẵng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có vai trò là một trong những “cửa đến” của du lịch Việt Nam, kết nối du lịch miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung với khu vực và quốc tế. Thời gian qua cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Đà Nẵng đặc biệt là hệ thống khách sạn, các khu du lịch nghỉ dưỡng, các điểm vui chơi giải trí và dịch vụ ngày càng được đầu tư, mở rộng cả về chất lượng và số lượng. Theo Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2006 - 2010, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng bình quân 22%/năm, doanh thu tăng bình quân 25%/năm. Năm 2012, ngành du lịch Đà Nẵng đạt mức 2,65 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm 2011, doanh thu từ du lịch đạt 6.105 tỷ đồng [6].

Nói đến Khánh Hòa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang – thành phố biển đã nổi tiếng từ lâu với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: từ vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất đến biển xanh, cát trắng, nắng đẹp quanh năm; người dân hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Bên cạnh đó, Khánh Hòa nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và thế giới. Vùng biển rộng, với 200 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần đất liền và đặc biệt là huyện đảo Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng. Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa nên Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt du lịch biển-đảo. Đây là yếu tố chia sẻ đáng kể lượng khách đến với

Khánh Hòa. Theo Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2,3 triệu lượt khách lưu trú, trong đó, có hơn 530 ngàn lượt khách quốc tế, dẫn đầu là khách Nga. Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt 2.570 tỷ đồng[23].

Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch và ...trên bản đồ du lịch Việt Nam từ 1945 trở lại đây với lợi thế về biển và tiềm năng về nhân văn, tín ngưỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu như: lịch sử văn hoá về dân tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh Ông… Có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng, nước khoáng… phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái. Với vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 – 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi cho việc di chuyển và cùng với tiềm năng, tài nguyên du lịch như trên, trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch, thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư... Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư, khách du lịch.Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, năm 2012 Bình Thuận đã đón khoảng 3,141 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế có khoảng 341.160 lượt, doanh thu du lịch đạt 4.358 tỷ đồng[25].

Sự cạnh tranh này là tất yếu đối với mọi hoạt động phát triển trong cơ chế thị trường. Thách thức này đối với du lịch Bình Định càng trở nên to lớn khi sản phẩm du lịch của Bình Định nhìn chung còn đơn điệu, phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương. Do đó, Bình Định luôn phải làm mới mình, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong điều kiện kinh tế quốc tế hội nhập hiện nay, thì đối thủ cạnh tranh nước ngoài của du lịch Bình Định có thể kể đến là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan là những nước có những sản phẩm du lịch sinh thái và tâm linh hiện tại thu hút một lượng lớn khách du lịch Việt Nam cũng như khách du lịch các nước trong khu vực đến tham quan.

3.1.5 Định vị thương hiệu du lịch Bình Định

Du lịch Bình Định gặp phải những thách thức cạnh tranh lớn, đặc biệt từ những địa phương trong nước: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, những địa phương có tài nguyên du lịch và những loại hình du lịch tương đồng với Bình Định. Một phương án định vị hiệu quả là bước đầu tiên cho phép Bình Định tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường sản phẩm du lịch. Đứng trên góc độ lợi thế cạnh tranh, việc định vị sản phẩm du lịch của Bình Định cần khai thác được những đặc trưng của du lịch Bình Định nổi bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh trong khu vực là tài nguyên nhân văn. Nổi bật là quần thể các di tích liên quan đến Vua Quang Trung, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cụm di tích nghệ thuật văn hoá Chăm. Hai nhóm tài nguyên du lịch nhân văn này nếu được tập trung khai thác tốt, sẽ tạo nên những sản phẩm, tour du lịch độc đáo, đặc trưng của Bình Định, thu hút khách quốc tế và trong nước [4, Tr. 46]. Dựa trên đặc điểm nổi bậc tác giả đề xuất định vị thương

hiệu du lịch Bình Định: “Cùng trải nghiệm và khám phá miền đất võ Bình Định” 3.1.6 Nghiên cứu phân tích hình ảnh điểm đến du lịch Bình Định

3.1.6.1 Vai trò các bên liên quan phát triển du lịch Bình Định

a. Những người có ảnh hưởng chính và những người đóng góp ý kiến * Chính quyền tỉnh Bình Định

UBND tỉnh Bình Định cần quan tâm tạo điều kiện về cơ chế chính sách, về ngân sách xây dựng và xúc tiến thương hiệu du lịch của tỉnh. Huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển du lịch ;

Trung tâm thành phố Quy Nhơn là nơi tập trung nhiều khách sạn nhất và đồng thời cũng là nơi khách du lịch lưu lại qua đêm nhiều nhất. Do đó UBND tỉnh

cần có quy hoạch khu trung tâm văn hóa, thương mại, mua bán và ẩm thực về đêm tại thành phố Quy Nhơn ;

UBND tỉnh Bình Định cần xây dựng hệ thống những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường an ninh trật tự, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

*Ngành du lịch tỉnh Bình Định

Tận dụng thời cơ của du lịch Việt Nam đang được thế giới đánh giá là điểm đến thân thiện nhất để phát huy hơn nữa các hoạt động quảng bá ;

Sở VH-TH&DL Bình Định thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi thông tin, hội thảo, hội nghị xây dựng thương hiệu. Tổ chức các đoàn tham quan học hỏi các mô hình xây dựng thương hiệu du lịch trên thế giới ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội, tạo thêm nhiều sự kiện lễ hội mới như thể thao, văn hóa kích cầu tiêu dùng du lịch ;

Đẩy mạnh các hoạt động du lịch lữ hành và nâng cao tính chuyên nghiệp, đẩy mạnh nối kết được các tour du lịch với các tỉnh, thành phố, khu vực và trong cả nước; Đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Thực hiện tốt việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hoá, lịch sử, danh thắng;

Sở VH-TH&DL Bình Định tăng cường hỗ trợ địa phương trong việc nâng cao, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch;

Đẩy mạnh thực hiện hoạt động xúc tiến thương hiệu du lịch cho địa phương.

* Trung Tâm Xúc tiến du lịch Bình Định

Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. Tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

Xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định, lập kế hoạch quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch dài hạn cho giai đoạn 5 năm và kế hoạch từng năm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch trong nước và quốc tế, chú trọng tuyên truyền tạo thương hiệu nổi trội của du lịch Bình Định tập trung vào các sản phẩm lợi thế: du lịch biển, du lịch văn hoá Tây Sơn, du lịch văn hoá Chăm, du lịch văn hoá phi vật thể:

hát bội, võ thuật cổ truyền Tây Sơn… gắn liền với các sản phẩm chung của vùng, miền như: con đường huyền thoại, con đường di sản, hành lang Đông - Tây… Tổ chức chương trình xúc tiến điểm đến thông qua các hoạt động đón các đoàn khảo sát của phóng viên báo chí và hãng lữ hành đến địa phương; tổ chức phát động thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội; tham gia hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCM (Việt Nam) và CITM (Trung Quốc) tổ chức hằng năm;

Xây dựng nhiều trung tâm thông tin tại các trung tâm du lịch, cụm du lịch; Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Bình Định, đại diện các doanh nghiệp du lịch Bình Định tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tiến tới các nước trong khu vực kết nối trực tiếp với Bình Định: Lào, Cămpuchia, Thái Lan...;

Thành lập chương trình xúc tiến du lịch Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập chuyên mục chuyên đề du lịch riêng;

Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách tiềm năng, khách truyền thống; Liên kết để tạo sản phẩm du lịch có tính liên vùng với các tỉnh, thành trong vùng duyên hải Nam trung bộ, các tỉnh Tây Nguyên gắn với hành lang kinh tế Đông – Tây với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan…;

Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các sản phẩm quà lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Bình Định, có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của du khách; đánh giá, chứng nhận, tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm có chất lượng tốt.

Chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch thông qua việc duy trì tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch lớn như: Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam, Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn; kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch; xây dựng biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Bình Định thể hiện đặc trưng văn hóa địa phương;

Phát triển võ cổ truyền Bình Định và các môn thể dục thể thao khác gắn với phát triển du lịch;

Thiết kế, sản xuất và phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch gồm tờ rơi về các sự kiện du lịch, tập gấp về các tuyến, điểm du lịch, sách giới thiệu về du lịch Bình Định; Tổ chức sản xuất các chương trình tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng du lịch Bình Định phát sóng trên các Đài Truyền hình Trung ương và địa phương;

Xây dựng ki-ốt điện tử tra cứu thông tin du lịch tại các điểm đầu nút tập trung khách du lịch. Xây dựng mới các biển quảng cáo tấm lớn tại: dọc Quốc lộ 1A và 19;

Đầu tư trang web du lịch Bình Định và thực hiện quảng bá trên các trang web quốc tế; tham gia vào các diễn đàn du lịch điện tử danh tiếng.

*Hiệp hội Du lịch Bình Định

Các doanh nghiệp du lịch cùng liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo bình ổn thị trường; tăng khả năng cạnh tranh, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định, thúc đẩy du lịch Bình Định phát triển nhanh, bền vững;

Tuyên truyền phổ biến các hội viên, cộng đồng doanh nghiệp về nội dung chiến lược phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương;

Huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia tích cực trong việc triển khai chiến lược phát triển du lịch địa phương. Xây dựng thực hiện các chương trình, kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch Bình Định.

b. Những tổ chức, cá nhân có quyền lợi trực tiếp trong việc phát triển điểm đến du lịch (Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định)

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xác định xây dựng và quảng bá du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 83)