Phát triển các điểm tuyếndu lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 54)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Phát triển các điểm tuyếndu lịch

a. Các điểm du lịch

- Điểm du lịch văn hoá, lịch sử

+ Di tích Tây Sơn - Bảo tàng Quang Trung ; +Thành Đồ Bàn ;

+ Hệ thống các tháp Chàm ; +Chùa Thập Tháp ;

+Chùa Long Khánh ;

+Văn hoá vật thể và phi vật thể: Hát bội, võ thuật cổ truyền Tây Sơn, văn hoá Chăm… - Điểm du lịch tự nhiên

+ Ghềnh Ráng ; +Núi Bà ;

+ Bán đảo Phương Mai ; + Đầm Thị Nại ;

+ Hồ Núi Một ;

+Thắng cảnh Hầm Hô ; + Suối nước nóng Hội Vân ; + Bãi biển Quy Nhơn

- Các điểm du lịch khác:

Ngoài các điểm trên, ở Bình Định còn nhiều điểm du lịch về tự nhiên và lịch sử văn hóa có giá trị khác:

+ Các hồ đập Vĩnh Sơn, Định Bình ; + Đầm Trà Ổ, vịnh Nước Ngọt ; + Đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) ; + Mũi Sậy (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát) ;

+ Tân Thắng (xã Cát Hải - huyện Phù Cát), Chánh Thắng (xã Cát Thành - huyện Phù Cát).

+Các di tích lịch sử cách mạng:

. Khu di tích lịch sử Núi Bà (Phù Cát) ;

. Di tích chiến thắng Đèo Nhông -Dương Liễu (Phù Mỹ) ; . Di tích chiến thắng Đồi Mười (Hoài Nhơn) ;

. Di tích chiến thắng đèo An Khê (Tây Sơn) ;

. Chứng tích vụ thảm sát Nho Lâm (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước) ; . Chứng tích vụ thảm sát Gò Dài (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn). + Các di tích lịch sử văn hoá :

. Đền thờ Đào Duy Từ (xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn) ; . Phế tích thành Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) ; . Mộ Hàn Mặc Tử (Gềnh Ráng - Quy Nhơn) ;

. Lăng Mai Xuân Thưởng (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) ; . Mộ Đào Tấn; nhà lưu niệm Xuân Diệu.

Các điểm du lịch trên sẽ bổ sung làm phong phú hơn các chương trình du lịch của Bình Định.

b. Các tuyến du lịch

Tăng cường liên kết phát triển du lịch với địa phương trong vùng, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các địa phương khác dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy. + Đường bộ: Phát triển các tuyến theo quốc lộ IA, quốc lộ 19; tuyến đường bộ ven biển; + Đường sắt: Phát triển tuyến Bắc – Nam;

+ Đường không: Với các trung tâm du lịch lớn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…; + Đường biển: Tuyến du lịch với các địa phương ven biển trên cả nước và quốc tế. - Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh liên kết các cụm du lịch

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn để gắn kết du lịch văn hóa với du lịch sinh thái biển và sinh thái núi;

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – vùng phụ cận để khai thác các điểm du lịch gắn liền với biển, đảo;

+ Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn – Vĩnh Thanh. Khai thác phát triển du lịch sinh thái phía Tây;

+Tuyến du lịch Thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – An Lão. - Phát triển các tuyến du lịch chuyên đề

+ Tham quan nghiên cứu văn hoá Chăm

+ Tham quan nghiên cứu di tích lịch sử Quang Trung -Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn

+ Nghỉ dưỡng, chữa bệnh

Trong thời gian qua, các công ty du lịch lữ hành ở thành phố Quy Nhơn đã khai thác tốt các tuyến du lịch này. Cụ thể, theo kết quả điều tra các công ty du lịch lữ hành cho thấy 6/10 công ty lữ hành (chiếm 60%) phát triển mạnh tuyến du lịch nội tỉnh liên kết với các trung tâm du lịch lớn trong nước, 2/10 công ty lữ hành (chiếm 20%) phát triển mạnh tuyến du lịch nội tỉnh đồng thời kết hợp phát triển các tuyến du lịch chuyên đề (văn hóa Chăm, nghiên cứu di tích lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ) và 2/10 công ty lữ hành (chiếm 20%) phát triển mạnh tuyến du lịch nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)