Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 82)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.2.Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

a. Đẩy mạnh phát triển Du lịch văn hóa và sinh thái để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh

Du lịch sinh thái gắn với cảnh quan núi, hồ tập trung khu vực phía Tây tỉnh Bình Định, du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử phong trào khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, vua Quang Trung và những câu chuyện lịch sử, huyền thoại về các tướng lĩnh của triều đại Quang Trung - Nguyễn Huệ; Gắn với Đàn Tế trời đất đã được hoàn thiện về cơ bản tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho du lịch văn hóa Bình Định;

Tạo dấu ấn cho du lịch Bình Định qua việc phát triển sản phẩm du lịch gắn với sức sống mãnh liệt và ngày càng có sức lan tỏa của môn võ cổ truyền, với bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Tuồng với tư cách là các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.

Các loại hình du lịch: Tham quan nghiên cứu, giáo dục, tâm linh.v.v…

b. Tập trung phát triển loại hình Du lịch biển

Do đặc điểm nổi trội của nguồn tài nguyên biển nên loại hình du lịch gắn với biển, đảo sẽ chiếm vị trí hết sức quan trọng và được ưu tiên đối với du lịch Bình Định. Trong du lịch biển cần chú ý những loại sản phẩm sau :

Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần: Đây là nhóm

sản phẩm du lịch chủ đạo được phát triển trên toàn hành lang ven biển của tỉnh. Tập trung ở cụm trung tâm và khu vực Hoài Nhơn;

Du lịch tàu biển: Phát huy lợi thể cảng biển Quy Nhơn để phát triển loại hình

du lịch tàu biển nhằm khai thác các giá trị văn hóa địa phương trong không gian cụm trung tâm và cụm phía Tây (Tây Sơn);

Du lịch thể thao, khám phá biển đảo: Chủ yếu khai thác hệ thống biển, đảo

ven bờ như Hòn Ông Cơ, Hòn Khô, Hòn Đất, Cù Lao Xanh. v.v…

c. Phát triển Du lịch thương mại, công vụ

Với vị trí là một trong các trung tâm khu vực DHNTB và Tây Nguyên, là cửa ngõ hành lang Đông - Tây cộng với sự hình thành khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định có điều kiện tổ chức một số sản phẩm du lịch thương mại, nhất là du lịch MICE :

- Du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ; gắn với sự kiện thể thao của vùng đất khai sinh ra môn võ thuật Bình Định như Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền; Festival Tây Sơn – Bình Định;

- Du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt (như lễ hội, lễ kỷ niệm...) của

vùng đất mang đậm chất nghệ thuật như “Đêm thơ Hàn Mạc Tử”, “Đêm thơ Xuân Diệu”; “Đêm nhạc Trịnh”...; festival sân khấu nghệ thuật Tuồng…

3.1.2.3 Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

Xác định vùng ven biển và biển là vùng kinh tế động lực của tỉnh nên hướng phát triển kinh tế chính của tỉnh là hướng ra biển, tạo bàn đạp khai thác tài nguyên biển, dịch vụ vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản kết hợp khai thác dịch vụ, du lịch;

Vùng núi và trung du sẽ được đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn trong những năm tới, chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác hiệu quả quỹ đất dồi dào, nhiều tiềm năng;

Xác định vùng đô thị là vùng động lực quan trọng, phát huy vai trò của Thành phố Quy Nhơn, xây dựng các thị trấn Bồng Sơn, Bình Định, Phú Phong trờ thành thị xã đóng vai trò trung tâm dịch vụ cho các tiểu vùng của tỉnh;

Đẩy mạnh trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của Thành phố Quy Nhơn, để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên và là cửa ngõ cho phát triển hành lang Đông - Tây. Trong thời gian tới khi hành lang Đông - Tây được triển khai mạnh mẽ thì Bình Định sẽ là điểm cuối ra biển quan trọng của cả khu vực Đông Á, Đông Nam Á.

3.1.2.4 Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để phát huy hiệu quả đầu tư. Ưu tiên nâng cấp các khu, điểm du lịch quan trọng của các cụm, tuyến du lịch nhằm tạo hạt nhân phát triển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh, mang lại hiệu quả trước mắt và lâu dài ;

Đầu tư có giai đoạn, giai đoạn đầu ưu tiên đầu tư các lĩnh vực tạo động lực nền tảng cho sự phát triển tiếp theo như cơ sở hạ tầng, các khu điểm quan trọng và các lĩnh vực còn yếu, đảm bảo phân kỳ phát triển du lịch ;

Ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng bên cạnh đó cần dựa vào đầu tư trong nước, cố gắng phát huy tối đa nguồn nội lực để tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong tổng đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Tỉnh và các địa phương cũng cần tăng đầu tư ngân sách địa phương cho du lịch, kết hợp với việc sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, thu hút vốn trong dân và các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Mở rộng liên kết, hợp tác với các Trung tâm du lịch cả nước, và các nước khu vực (Lào, Campuchia...) để đầu tư phát triển du lịch ;

Thu hút các nguồn vốn ODA trong đó nguồn đầu tư phát triển của ADB cho đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cho tiểu vùng các nước sông Mê Kông mở rộng. Theo đó tuyến hành lang Đông – Tây đi qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y – Đường 19 – Quy Nhơn và kết thúc tại khu kinh tế mở Nhơn Hội là một yếu tố thuận lợi để thu hút nguồn vốn này cho tỉnh Bình Định ;

Phối hợp với các địa phương và các nước trên tuyến hành lang đông – tây để hình thành các tuyến du lịch, phối hợp đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, quảng bá tuyên truyền...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 82)