Weaknessess Điểm yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 41)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.2.Weaknessess Điểm yếu

W1: Thương hiệu du lịch Bình Định còn hạn chế chưa tạo được nét riêng của mình

Tiềm năng nổi trội nhất của du lịch Bình Định là du lịch văn hóa với điểm nhấn là văn hóa Tây Sơn. Tuy nhiên, Bình Định vẫn chưa biết cách khai thác hợp lý tiềm năng này. Festival Tây Sơn – Bình Định được định kỳ tổ chức 2 năm 1 lần nhằm làm nổi bật loại hình du lịch này nhưng vẫn còn mờ nhạt, chưa tạo dấu ấn riêng của Bình Định trong lòng du khách. Bên cạnh đó thương hiệu du lịch Bình Định cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có thể quan tâm đến. Quảng bá sản phẩm đặc trưng, hình ảnh điểm đến chưa tạo ấn tượng. Vì thế mỗi khi du khách đến Bình Định thường một đi không trở lại.

W2: Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, trùng lắp, chất lượng chưa đáp ứng dẫn tới sức cạnh tranh yếu, kém hấp dẫn

Mặc dù trong nhiều năm qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Bình Định còn rất nghèo sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch bảo tàng Quang Trung – Nguyễn Huệ, hệ thống tháp Chăm, khu du lịch Gềnh Ráng...vẫn chưa đủ sức giữ chân khách. Sản phẩm làng nghề truyền thống chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù mang đậm nét của Bình Định để phục vụ du lịch. Ẩm thực cũng chỉ có rượu Bàu Đá, bánh ít, bánh tráng… du khách không thấy được sự mới lạ so với các địa phương khác. Bên cạnh đó ở đây còn chưa có các hoạt động dịch vụ về đêm như các khu vui chơi giải trí, các khu thương mại hàng hóa đặc trưng và độc đáo để cho du khách có dịp tiêu tiền.

W3: Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu

Chất lượng đội ngũ lao động du lịch Bình Định còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu (phân tích trong mục 2.2.5 thực trạng nguồn nhân lực du lịch Bình Định).

W4: Công tác xúc tiến du lịch vẫn chưa chuyên nghiệp

- Hoạt động xúc tiến du lịch chưa nhất quán, quy mô chưa tương xứng, chưa được đầu tư đúng mức ;

- Hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp ;

- Ngân sách và bộ máy cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và xây dựng thương hiệu chưa phù hợp với yêu cầu phát triển.

W5 : Nhận thức về phát triển du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch chưa cao

- Sự tham gia của cộng đồng, xã hội trong hoạt động du lịch chưa được phát huy cao ; - Vẫn còn nhiều tệ nạn : ăn xin, chèo kéo khách ; môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu.

W6: Sự phối hợp chưa hiệu quả

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ ;

- Sự phối hợp giữa nhành du lịch với các ngành chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt trong việc phát triển thương hiệu du lịch

W7 : Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trong những năm qua chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh bình định (Trang 41)