Các mơ hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 42)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

1.2 Các mơ hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.2.1 Mơ hình DEA (Data Envelopment Analysis – Mơ hình bao dữ liệu)

DEA là một mơ hình được giới thiệu từ năm 1978 do Charnes, Cooper và Rhodes (CCR) giới thiệu, tuy nhiên mô hình này lại có xuất phát điểm từ trước đó hơn 20 năm. Cụ thể vào năm 1957, Farrell đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn

khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong cùng một ngành, theo đó các cơng ty đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả (hơn) so với các công ty không đạt đến đường PPF. Phương pháp CCR (1978) sau đó áp dụng bài tốn tối ưu hóa tuyến tính phi tham số (non–parametric linear optimization) để xây dựng đường PPF dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các cơng ty nhất định (decision making unit – DMU) và tính tốn điểm hiệu quả cho các cơng ty đó. Đến năm 1984, Banker, Charnes, và Cooper (BCC) cải tiến mơ hình trên bằng cách đưa yếu tố lợi tức nhờ quy mơ (returns to scale) vào tính tốn, mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu quả của các DMU được phân tích. Từ đó đến nay, mơ hình CCR và BCC được áp dụng, phát triển một cách phổ biến trong phân tích hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế,…

Ưu điểm của mơ hình bao dữ liệu DEA là thơng dụng do các yếu tố đầu vào và đầu ra đều có thể dễ dàng tìm được, quen thuộc với người sử dụng, tuy nhiên mơ hình này cũng có nhược điểm là chỉ có tính thực tiễn và hiệu quả cao đối với các nước có nền tài chính phát triển, thơng tin số liệu phản ánh chính xác đặc điểm và diễn biến thị trường.

1.2.2 Mơ hình CAMELS

Mơ hình CAMELS là một hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình tài chính của các ngân hàng được áp dụng phổ biến tại Mỹ vào những năm 1970, đây được xem như là một chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức tài chính trên tồn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro hoạt động của các ngân hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung. Mơ hình xây dựng một hệ thống thang đo xoay quanh các chỉ tiêu tài chính của một tổ chức để từ đó tạo nên một bức tranh tổng thể về hiện trạng tình hình sức khoẻ của chính tổ chức đó, đồng thời có thể gợi ý cho nhà quản lý biết họ cần phải nâng cao, cải thiện yếu tố nào để giúp cho tổ chức an toàn và phát triển hiệu quả hơn. CAMELS là từ viết tắt của các từ C – Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn), A – Asset Quality (Chất lượng tài sản có), M – Management (Năng lực quản trị), E –

Earning (Khả năng sinh lợi), L – Liquidity (Khả năng thanh khoản), S – Sensitivity to market risk (Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường). Thông thường các chỉ tiêu C, A, E, và L là các chỉ tiêu định lượng và M, S là các chỉ tiêu về định tính.

Đối với ngân hàng, hệ thống CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. Sự an tồn ở đây được hiểu là khả năng bù đắp được các chi phí và hồn thành được các nghĩa vụ tài chính của mình với các bên có liên quan, đồng thời đo lường khả năng chịu đựng của ngân hàng trong quá trình rủi ro xảy ra. Mỗi yếu tố trong mơ hình CAMELS được xây dựng theo một thang đó có giá trị từ 1 đến 5 với mức 1 - mức đánh giá cao nhất với kết quả thanh tra tốt nhất; mức 2 - mức hài lòng với một vài sai sót khơng đáng kể; mức 3 - mức đánh giá trung bình với các ý kiến, kiến nghị; mức 4 - mức dưới cho phép, đáng lo ngại, ngân hàng sẽ bị giám sát đặc biệt; mức 5 - kết quả xấu nhất, ngân hàng sẽ ngay lập tức được kiểm soát và khắc phục ngay các tồn tại nghiêm trọng được phát hiện. Tỷ lệ điểm, mức độ thang điểm của từng cấu phần trong mơ hình CAMELS sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng nền kinh tế nơi ngân hàng hoạt động. Tất cả điểm của các cấu phần sẽ được tổng hợp để đưa ra mức điểm chung cho tổng thể ngân hàng, đây sẽ là điểm được dùng để đưa ra kết luận chung cho ngân hàng. Nếu trường hợp tổng điểm nằm trong thang xếp hạng 1 (lành mạnh về mọi mặt) và hạng 2 (lành mạnh về cơ bản), cơ quan thanh tra giám sát sẽ chỉ đưa ra một vài điểm cần lưu ý trong các cấu phần đã thanh tra. Nếu tổng điểm nằm trong thang xếp hạng 3 (có biểu hiện một vài yếu kém cần quan sát), cơ quan thanh tra giám sát sẽ đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh cho những cấu phần có điểm thấp, đề nghị ngân hàng khắc phục. Nếu tổng điểmnằm trong thang xếp hạng 4 (có biểu hiện thiếu an toàn), cơ quan thanh tra giám sát sẽ đưa ra danh sách các công việc cụ thể để tiến hành xử lý, đồng thời có thể sẽ là tạm ngưng một số mảng hoạt động có thời hạn đối vớiliên quan trực tiếp đến các cấu phần có điểm thấp, sai phạm nhiều trong q trình thanh tra cho đến khi yếu kém được khắc phục. Nếu tổng điểm nằm trong thang xếp hạng 5 (hoạt động cực kỳ thiếu an tồn), hạng cuối cùng thì có thể cơ quan thanh tra giám

sát sẽ trực tiếp ra lệnh ngưng hoạt động toàn diện đối với ngân hàng, đồng thời chỉ định cơ quan có thẩm quyền tiếp quản để tiếp tục khắc phục, sửa chữa.

Ưu điểm của mơ hình CAMELS là khả năng đánh giá toàn diện về khả năng bù đắp được thiệt hại xảy ra khi có rủi ro thơng qua mức độ an tồn vốn tối thiểu theo quy định, chất lượng tài sản có trên bảng cân đối kế tốn và năng lực quản trị của nhà điều hành, đánh giámức thu nhập kỳ vọng vốn đầu tư của chủ sở hữu, khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận như thế nào, hơn nữalà đánh giá về khả năng thanh khoản, một chỉ tiêu quan trọng đối với ngân hàng, thể hiện khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch đã đề ra hoặc các nhu cầu về vốn bất thường phát sinh trong quá trình hoạt động.Tuy nhiên, nhược điểm của mơ hình CAMELS cũng lại đến từ chính những ưu điểm của nó, với mức độ chi tiết của các thơng tin tài chính cần thiết để thực hiện đánh giá, các Báo cáo tài chính của các ngân hàng thường chưa cung cấp đủ các thông tin để việc đánh giá được thực hiện một cách toàn diện vả hiệu quả theo như lý thuyết mơ hình.

1.2.3 Mơ hình FIRST

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008 và Thái Lan năm 1997, nhận thức được tác động to lớn của khủng hoảng kinh tế đến hệ thống ngân hàng, Nhật Bản đã xây dựng mơ hình xếp hạng ngân hàng FIRST một cách đầy đủ và toàn diện hơn, xét trên 10 yếu tố thiên về quản lý (phi tài chính) như: Quản lý kinh doanh, Tuân thủ pháp luật, Quản lý bảo vệ khách hàng, Quản lý rủi ro toàn diện, Quản lý vốn, Quản lý rủi ro tín dụng, Quản lý đánh giá tài sản, Quản lý rủi ro thị trường, Quản lý rủi ro thanh khoản, Quản lý rủi ro hoạt động. Trên cơ sở tổng hợp thang đo của 10 yếu tố trên, các ngân hàng sẽ được xếp thành 4 loại là A, B, C, D.

Mơ hình CAMELS được áp dụng để cơ quan quản lý tập trung dự báo khả năng gặp khó khăn của các ngân hàng, từ đó hỗ trợ để tránh phá sản. Cịn mơ hình FIRST hướng theo trọng tâm quản lý xem ngân hàng quản lý tốt hay khơng và mục đích là đưa ra các cơ chế để ngân hàng phấn đấu làm tốt hơn, quản lý hiệu quả hơn.

Mơ hình CAMELS nhấn mạnh vào các yếu tố tài chính để phân tích để đưa ra biện pháp cảnh báo, phòng ngừa rủi ro tuy nhiên sẽ gặp phải các hạn chế nếu việc số liệu tài chính khơng đầy đủ, khơng rõ ràng. Trong khi đó mơ hình FIRST thiên về các yếu tố phi tài chính đểđưa ra các cơ chế về quản lý nhằm khuyến khích các ngân hàng tự cải thiện mình, phấn đầu để ngày càng hồn thiện hơn.

1.3 Áp dụng mơ hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng 1.3.1 Mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)