Hoạt động sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

1.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Hoạt động sử dụng nguồn vốn

Đây là hoạt động tạo nên các nguồn thu, bài tốn sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả ln được các ngân hàng quan tâm và tối ưu bằng cách tập trung vào các

hoạt động mang lại tỷ suất sinh lợi cao. Các hoạt động sử dụng nguồn của ngân hàng bao gồm:

 Các khoản dự trữ: thường là các khoản dự trữ theo yêu cầu bắt buộc của NHNN nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản này bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng.

 Hoạt động tín dụng: là hoạt động kinh doanh chính tạo ra lợi nhuận nhiều nhất đồng thời cũng là mảng hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Ngày nay, các NHTM ln tìm cách tinh gọn q trình thẩm định tín dụng tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ và an toàn khi thực hiện cho vay.

 Hoạt động đầu tư: hiện tại Việt Nam chưa xuất hiện những ngân hàng đầu tư thuần tuý, song hoạt động này đã xuất hiện và cũng là một nghiệp vụ quan trọng chỉ sau nghiệp vụ tín dụng, có thể phân hoạt động đầu tư của NHTM thành 2 nhánh:

+ Đầu tư góp vốn trực tiếp: ngân hàng sử dụng vốn để thực hiện góp vốn, liên doanh thành lập các Công ty con hoạt động hỗ trợ cho ngân hàng, đồng thời thực hiện biện pháp quản lý đối với đối tượng được góp vốn như Cơng ty bảo hiểm, Công ty định giá, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ,…

+ Đầu tư tài chính: ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư vào các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,… Đối với hoạt động này, ngân hàng có thể linh động thay đổi danh mục đầu tư để tối ưu hố mục đích của mình theo từng thời kỳ hoạt động.

 Chiết khấu: là nghiệp vụ cho vay gián tiếp khi ngân hàng thực hiện mua lại các cơng cụ nợ, giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh tốn của một chủ thể và có quyền truy địi chủ thể khác phải bồi hồn khoản nợ cho ngân hàng. Tái chiết khấu là việc chiết khấu lại các công cụ chuyển nhượng đã được chiết khấu trước thời hạn thanh toán. Đối tượng trong nghiệp vụ này thường là hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

 Các hoạt động khác: bên cạnh các hoạt động chính trên, ngân hàng cịn sử dụng nguồn vốn để xây dựng văn phòng, trụ sở, hạ tầng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị, cơng nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)