Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 105)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP

3.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ

Nâng cao hiệu quả và kiện tồn nhân sự bộ phận kiểm sốt nội bộ

Nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát nội bộ, cụ thể là caaph nhật và đào tạo đầy đủ các quy trình quy định về cơ chế kiểm tra, vai trò giám sát hoạt động của bộ phận kiểm soát tại chi nhánh, việc ghi nhận hiệu quả phải được thể hiện trên 2 phương diện là hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ nói chung và chất lượng của từng cuộc kiểm sốt nói riêng.

Nhân sự cho bộ phận kiểm sốt nội bộ nên ưu tiên những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng để từ đó nắm rõ quy trình tín dụng, khả năng xử lý linh hoạt và chịu áp lực với số lượng nghiệp vụ phát sinh rất lớn hàng ngày, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình, quy định, từ đó đề xuất những khuyến nghị mang tính chuyên sâu và các biện pháp đề xuất tăng cường hiệu quả hoạt động chưa thực sự hiện hữu.

Tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ, đột xuất

Mục đích của việc này là đảm bảo cho hoạt động kiểm sốt diễn ra liên tục, các bộ phận khác ln phải tập trung để thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định của VietinBank, góp phần phát hiện kịp thời và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo an tồn hệ thống, qua đó cán bộ kiểm tra cũng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau và từ các cán bộ phòng ban khác để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.

Xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm soát nội bộ

Với sự kỳ vọng của ban giám đốc về vai trò và nhiệm vụ chiến lược của bộ phận kiểm soát nội bộ được quy định cụ thể trong điều lệ, quy chế và quy định kiểm soát. VietinBank – CN TP.HCM cần quan tâm đến việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá về kết quả hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ như: số biên bản, kết luận công bố sai phạm, số lượng kiến nghị,… trong từng cuộc kiểm tra. Những bộ chỉ tiêu trên

phải được định lượng rõ ràng và cụ thể như bộ chỉ tiêu KPIs của bộ phận kinh doanh, từ đó mới gia tăng được tính trách nhiệm và khả năng hoạt động độc lập và hiệu quả của bộ phận này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)