Chất lượng tài sản có – Asset Quality

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3 Áp dụng mơ hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng

1.3.2 Chất lượng tài sản có – Asset Quality

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự lành mạnh về tài chính, tính bền vững của khả năng sinh lợi, khả năng quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động. Nếu chất lượng tài sản kém sẽ gây áp lực đến khả năng chi trả trong ngắn hạn của ngân hàng, điều này có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản khi người gửi đổ xô đi rút tiền.

Cơ cấu tài sản của ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời (TSSL) và tài sản không sinh lời (TSKSL), với mục tiêu tối đa hố lợi nhuận, TSSL của NHTM ln có trọng số cao hơn hẳn so với TSKSL. TSSL là những tài sản mang đến nguồn thu nhập cho ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư chứng khốn, cho th tài chính, gốp vốn đầu tư,… Chính vì tính chất quan trọng trên, việc đánh giá chất lượng tài sản có ln mang tính chất quyết định khi xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. NHTM với đặc thù là hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản có được phản ánh rõ nét nhất tại chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay, thường được đánh giá qua các chỉ số sau:

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR)

LDR = Tổng dư nợ

Tổng nguồn vốn huy động x 100%

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng cho vay so với khả năng huy động vốn của TCTD, chỉ số càng lớn thì vốn huy động tồn càng ít, rủi ro tín dụng cũng vì thế mà gia tăng. Hiện nay theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 các TCTD phải duy trì tỷ lệ LDR khơng vượt quá 80%, tuy nhiên đối với khối NHTMNN như BIDV, Vietcombank, VietinBank thì tỷ lệ này 90% (theo Quyết định số 2509/QĐ-NHNN ngày 07/12/2016).

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ x 100%

Nợ quá hạn là nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5, chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nợ tại ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định của NHNN, tỷ lệ này không được vượt quá 5%.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ x 100%

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005: nợ xấu là nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này nếu cao vượt mức bình qn của tồn hệ thống thì có nghĩa rằng ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng của các khoản vay, hoạt động cho vay không hiệu quả và nguy cơ mất vốn là hiện hữu. Nếu tỷ lệ này thấp hoặc có xu hướng giảm chứng tỏ ngân hàng đang quản lý tốt hoạt động cho vay, xử lý nợ đọng tốt, gia tăng chất lượng tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, nếu tỷ lệ này vượt q 7% thì

TCTD đó được xếp vào loại yếu kém và thông thường NHNN quy định tỷ lệ này ở mức dưới 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)